Doanh nghiệp | 03/02/2024

Pre-money và Post-money: Định giá nào tốt hơn?

Pre-money và Post-money dùng để ám chỉ giá trị của một doanh nghiệp trước và sau khi gọi vốn. Hãy cùng DNSE tìm hiểu thêm về 2 thuật ngữ Pre-money và Post-money là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

Định giá Pre-money là gì?

Định giá Pre-money là gì
Định giá Pre-money là gì

Định giá Pre-money dùng để thể hiện giá trị của công ty trước khi nhận đầu tư. Giá trị đó không bao gồm phần vốn từ bên ngoài hoặc vòng gọi vốn cuối cùng. Thay vì cho nhà đầu tư thấy giá trị hiện tại của doanh nghiệp hay kết quả kinh doanh, phương pháp này cung cấp thông tin về giá trị của từng cổ phần mà doanh nghiệp phát hành ra.

Định giá Post-money là gì?

Định giá Post-money là gì
Định giá Post-money là gì

Ngược lại, phương pháp định giá trên Post-money nhằm tới việc thể hiện giá trị hiện tại của doanh nghiệp. Đây là giá trị sau khi tiếp nhận vốn đầu tư từ bên ngoài.

Trên thực tế, việc ứng dụng cả hai phương pháp và so sánh độ chênh lệch trong định giá dựa trên hai phương pháp này cho thấy sự chuyển dịch về tỷ lệ sở hữu nếu công ty phát hành ra công chúng.

Tại sao định giá lại quan trọng?

Thứ nhất, việc định giá cung cấp cái nhìn sâu hơn cho các nhà đầu tư về tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có định giá cao hơn giá trị hiện tại sẽ cho thấy tiềm năng tăng giá mạnh mẽ hơn trong tương lai và ngược lại. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể thu hút được nguồn vốn cần thiết khi có được sự chú ý của một bộ phận nhà đầu tư và tự đánh giá hiệu quả hoạt động.

Thứ hai, định giá pre-money and post-money giúp công ty các định tỷ lệ sở hữu mà nhà đầu tư sẽ. Điều này đặc biệt quan trọng với các công ty khởi nghiệp vì nó thể hiện mức độ kiểm soát của nhà đầu tư với hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, nhà đầu tư cũng có thể đánh giá xem có nên đầu tư vào công ty đó hay không. Liệu khoản đầu tư đó có thể sinh lãi trong tương lai hay không. Từ đó, đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả. 

Cách tính Pre-money và Post-money?

  • Định giá Post-money được tính bằng công thức sau:

Định giá Post-money = Số tiền đầu tư nhận được/ Tỷ lệ hoàn trả nhà đầu tư

Ví dụ, nếu một doanh nghiệp nhận được khoản đầu tư trị giá 3 tỷ VNĐ với tỷ lệ hoàn trả là 10%, lúc này định giá Post-money của doanh nghiệp là 3 tỷ/10% = 30 tỷ VNĐ.

Điều này không có nghĩa là công ty được định giá 30 tỷ VNĐ trước khi nhận được khoản đầu tư 3 tỷ VNĐ. Đó là bởi vì bảng cân đối kế toán chỉ cho thấy lượng tiền mặt trị giá 3 tỷ VNĐ tăng lên, làm tăng giá trị của doanh nghiệp lên một khoản tương ứng.

  • Định giá Pre-money được tính bằng công thức sau:

Pre-money = Định giá Post-money – Khoản tiền đầu tư.

Cùng với ví dụ trên, định giá Pre-money của doanh nghiệp là: 30 tỷ VNĐ – 3 tỷ VNĐ = 27 tỷ VNĐ. 

Biết được định giá trước tiền của một công ty giúp xác định giá trị trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp (EPS). Giá trị của mỗi cổ phiếu được tính thông qua việc lấy định giá Pre-money chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp. 

Nếu giả định doanh nghiệp trên có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, giá trị trên mỗi cổ phiếu là: 27 tỷ VNĐ/ 1 triệu = 27,000 VNĐ.

Định giá dựa trên Pre-money hay Post-money tốt hơn?

Định giá dựa trên Pre-money hay Post-money tốt hơn
Định giá dựa trên Pre-money hay Post-money tốt hơn

Trên thực tế, không thể đánh giá phương pháp nào trong hai phương pháp này là quan trọng hơn. Mặc dù định giá Pre-money được sử dụng rộng rãi hơn nhưng thường chúng sẽ đi liền với nhau. Ngoài thời điểm doanh nghiệp đánh giá lại tỷ lệ sở hữu trong quá trình IPO thì chúng cũng được sử dụng trong quá trình đánh giá định kỳ.

Đối với nhà đầu tư, phương pháp định giá Pre-money sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn. Vì nó cho thấy trực tiếp giá trị thực tế của một cổ phần mình đang sở hữu là bao nhiêu. Điều này giúp nhà đầu tư đưa ra nhận định và quyết định có đầu tư tiếp vào công ty đó hay không.

Trên đây là các nội dung cơ bản nhất của hai phương pháp định giá Pre-money và Post-money. Mong rằng nhà đầu tư đã có thể hiểu thêm về hai hình thức định giá doanh nghiệp này. Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan