Kiến thức tổng quan | 22/07/2022

Quản trị rủi ro là gì? Làm thế nào để quản trị rủi ro?

Không chỉ có những cơ hội mà các tổ chức hay doanh nghiệp đều phải đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn. Để tránh thất bại, quản trị rủi ro là một việc rất quan trọng và cần thiết. Vậy quản trị rủi ro là gì và quá trình quản trị rủi ro như thế nào?  

Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro là gì?

Quản lý rủi ro (Risk Management) là quá trình xác định, đánh giá và kiểm soát các mối đe dọa đối với vốn và thu nhập của tổ chức. Những rủi ro này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm sự không chắc chắn về tài chính, trách nhiệm pháp lý, vấn đề công nghệ, lỗi quản lý chiến lược, tai nạn và thiên tai.

Quy trình quản trị rủi ro

Quá trình quản trị rủi ro như thế nào?
Quá trình quản trị rủi ro như thế nào?

Một chương trình đánh giá rủi ro thành công phải đáp ứng các mục tiêu pháp lý, hợp đồng, nội bộ, xã hội và đạo đức, cũng như giám sát các quy định liên quan đến công nghệ mới. Điều này được thực hiện theo quy trình sau:

Xác định rủi ro

Tổ chức cần phải xác định và đánh giá các mối đe dọa ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động hoặc dự án cụ thể của tổ chức. Có nhiều loại rủi ro như: rủi ro pháp lý, rủi ro môi trường, rủi ro thị trường,… Ví dụ, xác định rủi ro có thể bao gồm các rủi ro bảo mật CNTT như phần mềm độc hại hay các tai nạn, thiên tai có thể phá vỡ hoạt động kinh doanh. Việc xác định được càng nhiều yếu tố rủi ro, tổ chức có thể đưa vào hệ thống chung. Thay vì phải báo cáo qua nhiều cấp bậc thì bất kì nhân viên vào cũng có thể xem được các loại rủi ro, từ đó tăng tốc độ làm việc của tổ chức.

Phân tích rủi ro

Sau khi đã xác định các loại rủi ro tiềm ẩn cụ thể, tổ chức cần phân tích các rủi ro. Để xác định mức độ nghiêm trọng và phạm vi của rủi ro, cần cân nhắc xác suất cũng như tầm ảnh hưởng của rủi ro đó đối với doanh nghiệp, qua đó xếp hạng rủi ro nhằm tìm cách đối phó, tìm các giải pháp phòng ngừa, loại bỏ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại. 

Đánh giá rủi ro

Tổ chức đánh giá thêm từng rủi ro tiềm ẩn sau khi xác định khả năng rủi ro tiềm ẩn sẽ xảy ra và hậu quả tương ứng. Có những rủi ro lớn bắt buộc phải phòng tránh, có những rủi ro nhỏ hơn, tổ chức có thể bỏ qua. Xếp hạng rủi ro là việc không thể thiếu vì nó giúp tổ chức có được cái nhìn toàn diện về việc ảnh hưởng của rủi ro đối với toàn bộ doanh nghiệp Mỗi loại rủi ro sẽ có cách giải quyết khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Có hai loại đánh giá rủi ro: đánh giá rủi ro định tính và đánh giá rủi ro định lượng.

  • Đánh giá rủi ro định tính: từ các số liệu tập hợp được để đưa ra đánh giá về rủi ro đó với kết quả trình bày dưới dạng bảng, liệt kê tất cả các mối nguy nhận diện cùng các biện pháp giảm thiểu, phân loại rủi ro. Tuy nhiên, hầu hết các rủi ro không thể định tính được. 
  • Đánh giá rủi ro định lượng: phân tích và tính toán tần suất và hậu quả của sự cố dựa trên các phương pháp và dữ liệu thu thập được. Đánh giá rủi ro định lượng dễ tự động hóa hơn so với đánh giá rủi ro định tính và thường khách quan hơn.

Xử lí rủi ro

Sau khi đã đã đánh giá được các loại rủi ro, tổ chức cần xử lý các rủi ro đó một cách nhanh chóng để tránh/giảm thiểu ảnh hưởng của nó ở mức tối đa. Tùy vào các mức độ, tổ chức có thể lựa chọn cách cách khác nhau:

  • Phòng tránh: Tổ chức có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát, các chiến lược phòng tránh rủi ro được lựa chọn cẩn thận từ phạm vi của các quy trình kiểm soát sẵn có.
  • Giảm thiểu rủi ro: Tổ chức xem xét các rủi ro xếp hạng cao nhất và phát triển kế hoạch giảm thiểu các rủi ro này bằng cách sử dụng các kiểm soát rủi ro cụ thể. Những kế hoạch như vậy bao gồm các quy trình giảm thiểu rủi ro, chiến thuật phòng chống rủi ro và các kế hoạch dự phòng để xử lý các rủi ro nếu chúng nên xảy ra.
  • Chấp nhận: Nếu kết quả xếp hạng rủi ro ở mức có thể chấp nhận được hoặc chi phí giảm thiếu của các biện pháp lớn hơn dự kiến thì tổ chức nên chấp nhận rủi ro đó và không nên thực hiện bất kì chiến lược nào.

Theo dõi kết quả

Quy trình quản trị rủi ro là quá trình lâu dài và luôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan. Nếu bất kỳ yếu tố hay rủi ro thay đổi, việc theo dõi và giám sát sẽ đảm bảo tính liên tục, cùng với đó là những kế hoạch cần thiết để phòng tránh. 

Vai trò của việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Vai trò của việc quản trị rủi ro
Vai trò của việc quản trị rủi ro

Tăng khả năng kinh doanh của tổ chức

Bằng cách tập trung vào rủi ro và cam kết các nguồn lực cần thiết để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. Một doanh nghiệp sẽ tự bảo vệ mình khỏi sự không chắc chắn, giảm chi phí và thúc đẩy khả năng kinh doanh.

Dự báo các vấn đề có thể xảy ra

Các tổ chức tập trung nhiều hơn vào quản trị rủi ro có xu hướng chủ động, ít gặp gián đoạn kinh doanh hơn khi phát hiện sự cố không mong muốn.

Cải thiện ngân sách cho tổ chức

Bằng việc xác định được rủi ro, các tổ chức sẽ kiểm soát tốt hơn nguồn tài chính, cắt giảm và phân bổ để đạt được các mục tiêu của công ty theo cách tối ưu nhất có thể.

Nâng cao vị thế của nhà quản trị và hình ảnh tổ chức

Các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ nhìn vào những phân tích dữ liệu rủi ro để đưa ra quyết định cho các dự án, can thiệp sớm để giảm thiểu vấn đề trước khi nó trở nên quá nghiêm trọng. Điều này khiến hình ảnh tổ chức trở nên uy tín, đáng tin cậy để nhà đầu tư lựa chọn.

Có thể nói, rủi ro là khách quan thì quản trị rủi ro lại là yếu tố chủ quan đến từ mỗi tổ chức. Quản trị rủi ro là một quá trình lâu dài và luôn song hành với mỗi tổ chức. Mong rằng bài viết này đã giải thích được thắc mắc của bạn. Hãy theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan