Chứng khoán | 20/12/2022

Quỹ đầu tư chính phủ Singapore (GIC) và những thương vụ tại Việt Nam

Quỹ đầu tư chính phủ Singapore (GIC) là một trong những quỹ đầu tư lớn trên thế giới. Theo trang xếp hạng SWF Institute, GIC nằm trong top 10 thế giới về giá trị tài sản và đứng thứ 6 về mức độ minh bạch. Tại Việt Nam, Quỹ GIC đã rót vốn vào nhiều thương vụ gọi vốn của các doanh nghiệp lớn. Trong bài viết sau đây, hãy cùng DNSE tìm hiểu về GIC và các khoản đầu tư đình đám này nhé.

Tổng quan về Quỹ đầu tư chính phủ Singapore
Tổng quan về Quỹ đầu tư chính phủ Singapore

Tìm hiểu Quỹ đầu tư chính phủ Singapore (GIC)

Giới thiệu về Quỹ đầu tư chính phủ Singapore

Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (Government Of Singapore Investment Corporation) viết tắt là GIC. GIC là quỹ tài sản quốc gia của Singapore thuộc sở hữu của Bộ Tài chính. Quỹ được thành lập năm 1981 với mục đích phân bổ vốn quốc gia vào những tài sản sinh lời cao và dài hạn. Chủ tịch hiện tại của GIC là Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Đây là một trong những quỹ đầu tư quốc gia uy tín hàng đầu thế giới. Theo số liệu ước tính, tổng giá trị tài sản đang quản lý của GIC tính đến năm 2020 là 450 tỷ USD. Hiện quỹ đang sở hữu tài sản đầu tư tại hơn 40 quốc gia.

Đặc điểm của quỹ đầu tư GIC

Quỹ GIC mang nhiều đặc điểm riêng biệt
Quỹ GIC mang nhiều đặc điểm riêng biệt

Tỷ lệ phân bổ danh mục 65:35

Trong đó, 65% giá trị đầu tư cổ phiếu và 35% giá trị trái phiếu. Tỷ lệ này đảm bảo mức độ rủi ro vừa phải và sinh lời bền vững. 

Phân bổ tài sản đa kênh 

Đa dạng hóa danh mục nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và phân tán rủi ro. Cụ thể, tài sản của GIC phân bổ cho 7 kênh bao gồm:

  • Chứng khoán ở các thị trường phát triển
  • Chứng khoán ở các thị trường mới nổi
  • Trái phiếu danh nghĩa và tiền mặt
  • Trái phiếu điều chỉnh lạm phát
  • Đầu tư tư nhân
  • Bất động sản

Đa dạng chiến lược đầu tư

GIC áp dụng các chiến lược khác nhau với mỗi kênh đầu tư. Điều này dựa trên các tiêu chí kiểm soát rủi ro. Quỹ không giới hạn phạm vi hoạt động mà mở rộng đầu tư hơn 40 quốc gia trên thế giới. Cơ cấu đầu tư lớn nhất thuộc về Mỹ, châu Á, châu Âu và Nhật Bản.

Chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ Singapore

Hoạt động của quỹ GIC nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Singapore. Việc bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt phải có sự chấp thuận của Thủ tướng. Ngoài ra, một số cán bộ chủ chốt của GIC là các thành viên thuộc Chính phủ. Đơn vị kiểm toán của GIC là Tổng kiểm toán Nhà nước.

Một vài khoản đầu tư của quỹ đầu tư GIC tại Việt Nam

Quỹ GIC đã đầu tư vào nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam
Quỹ GIC đã đầu tư vào nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam

THE PAN GROUP

Một trong những khoản đầu tư thành công đầu tiên tại Việt Nam của quỹ GIC là giao dịch cổ phiếu PAN của THE PAN GROUP. Đây là doanh nghiệp thành lập từ 1998, hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp. Từ 2013 đến nay, công ty chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và rất thành công.

Năm 2014, GIC đã mua 1,9 triệu cổ phiếu PAN, tương đương 4,7% vốn điều lệ sau khi phát hành. Tính tới 2017, giá cổ phiếu đã tăng gấp 3 lần và đem lại một khoản lợi nhuận lớn cho quỹ đầu tư.

Công ty Cổ phần FPT

FPT là cái tên không còn xa lạ trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam. Tháng 04/2014, Quỹ đầu tư chính phủ Singapore mua 16,3 triệu cổ phiếu của FPT. Chỉ sau 3 năm, giá trị của số cổ phiếu này đã tăng 2,5 lần.

Công ty cổ phần Hàng không Vietjet

Một khoản đầu tư thành công khác của GIC là thương vụ mua hơn 26 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Hàng không Vietjet Air. Tại thời điểm đó, mỗi cổ phiếu của Vietjet Air chỉ có giá 84.000 đồng. Tháng 05/2020, Quỹ GIC bán 70.090 cổ phiếu VJC với giá 115.000 đồng/cổ phiếu. Sau thương vụ này, tỷ lệ sở hữu của Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore chỉ còn khoảng 4,99% vốn. GIC không còn là cổ đông lớn của Vietjet.

Hãng taxi Vinasun

GIC cũng từng thua lỗ khi đầu tư vào Hãng taxi Vinasun
GIC cũng từng thua lỗ khi đầu tư vào Hãng taxi Vinasun

Bên cạnh những thành công, GIC cũng từng thiệt hại khi đầu tư vào Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) với số vốn hơn 200 tỷ đồng. Sự soán ngôi của dịch vụ gọi xe công nghệ khiến các hãng taxi truyền thống như Vinasun gặp khó khăn nghiêm trọng. Năm 2018, GIC phải bán toàn bộ 7,96% vốn tại Vinasun. Thương vụ này ghi nhận khoản lỗ khoảng 140 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Masan

Năm 2016, Quỹ đầu tư GIC đã mua 37,9 triệu cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN), tương đương 5,08% vốn điều lệ. Tháng 05/2020, GIC tiếp tục rót 100 triệu USD cho cổ phiếu MSN. Tổng tỷ lệ sở hữu nâng lên gần 8,9%. 

Tuy nhiên, tháng 01/2022, Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore đã bán ra gần 33 triệu cổ phiếu MSN. Đến ngày 19/3/2024, GIC đã bán 545.800 cổ phiếu, sau đó quỹ chỉ còn giữ tương đương 4,98% vốn MSN, và không còn là cổ đông lớn của Mansan Group.

CTCP Vinhomes

Việc GIC đầu tư vào cổ phiếu của Vinhomes là thương vụ M&A điển hình trong lĩnh vực bất động sản giai đoạn 2017-2018. Ngày 20/04/2018, Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore đã mua tổng 153,85 triệu cổ phiếu VHM của Vinhomes, tương đương với tỷ lệ sở hữu 5,74%. GIC chính thức trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp này.

Ngân hàng Vietcombank

Vietcombank là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam
Vietcombank là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam

Ngày 19/01/2019, Quỹ đầu tư chính phủ Singapore đã rót vốn khoảng 220 triệu USD cho ngân hàng này. Tương đương với 94,4 triệu cổ phiếu VCB với tỷ lệ sở hữu 2,55%. Chỉ sau chưa đầy 1 năm, giá cổ phiếu VCB đã tăng 63% giúp GIC thu lãi 3.305 tỷ đồng trên số cổ phiếu đang nắm giữ. 

VMC Holdings (Vinmec)

Vào cuối năm 2020, GIC tiến hành đầu tư vào hệ thống bệnh viện Vinmec với số vốn03 triệu USD (tương đương 4.700 tỷ đồng). Với mục tiêu giúp Vinmec mở rộng hệ thống phòng khám, đồng thời duy trì hoạt động nghiên cứu y khoa. Mặc dù rót số vốn khổng lồ, GIC chỉ giữ vai trò cổ đông hưởng lợi theo tỷ lệ đầu tư.  Cổ đông chi phối duy nhất của VMC là Tập Tập đoàn Vingroup.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Phuong Thanh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan