Kinh tế | 14/06/2023

Quỹ thành viên là gì? Những quỹ thành viên uy tín tại Việt Nam

Quỹ thành viên không chỉ là một phương án đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp và tài chính mạnh mẽ, mà còn là một công cụ giúp họ tối ưu hóa lợi nhuận đầu tư. Hãy cùng DNSE khám phá những thông tin cơ bản về quỹ thành viên là gì và những đặc điểm quan trọng mà mỗi nhà đầu tư nên biết.

Quỹ thành viên là gì?
Giải đáp tất tần tật thông tin về quỹ thành viên là gì?

Quỹ thành viên là gì?

Quỹ thành viên là loại quỹ được phát hành riêng lẻ dành riêng cho một nhóm các nhà đầu tư được lựa chọn trước. Thông thường là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp…

Theo quy định của Luật chứng khoán, quỹ thành viên được định nghĩa là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn từ 02 – 99 thành viên. Và những thành viên này là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Quỹ thành viên được thành lập với quy mô tương đối lớn. Thông thường dao động từ 50 tỷ đến hơn 1,3 tỷ đồng. So với quỹ đầu tư tập thể, quỹ thành viên có tính thanh khoản thấp hơn. Bên cạnh đó, lượng vốn và số lượng người đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ bị giới hạn.

Những đặc điểm của quỹ thành viên 

Danh mục đầu tư của quỹ thành viên

  • Căn cứ theo Điều 5 Thông tư số 98/2020/TT-BTC, quỹ được phép phép đầu tư vào các loại tài sản sau đây: Tiền gửi vào ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật ngân hàng;
  • Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm những giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
  • Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
  • Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, chứng chỉ quỹ đại chúng;
  • Trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam. Cổ phiếu của công ty cổ phần và phần vốn góp tại công ty TNHH;
  • Quyền phát sinh gắn liền với chứng khoán mà quỹ hiện tại đang nắm giữ;
  • Các chứng khoán và tài sản khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quy tắc phân chia lợi nhuận của quỹ thành viên

Theo điều lệ được quỹ thành viên quy định, lợi nhuận được phân chia theo nguyên tắc sau:

  • Hình thức: Lợi nhuận của quỹ có thể được phân chia bằng chứng chỉ quỹ hoặc bằng tiền.
  • Thời gian phân bổ: Trước khi phân chia lợi nhuận, công ty quản lý quỹ cần thông báo cho nhà đầu tư tối thiểu 15 ngày, để đảm bảo đến được địa chỉ liên lạc hoặc thư điện tử đã đăng ký.
  • Những nguyên tắc liên quan đến chi trả lợi tức quỹ:
    • Lợi tức dùng để chi trả cho nhà đầu tư có thể lấy từ lợi nhuận trong kỳ hoặc lợi nhuận lũy kế.
    • Mức lợi tức chi trả phải tuân thủ theo chính sách và quy định của quỹ do đại hội nhà đầu tư đã thống nhất và phê duyệt.
    • Sau khi chi trả, quỹ phải đảm bảo nguồn vốn đủ để thanh toán nợ và các nghĩa vụ đến hạn khác sau khi hoàn tất việc phân bổ lợi nhuận. Bên cạnh đó, giá trị tài sản ròng của quỹ cần phải đảm bảo từ 50 tỷ đồng trở lên.
    • Để phân phối lợi tức bằng chứng chỉ quỹ, quỹ cần có nguồn vốn đủ từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, được xác định dựa trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất đã được kiểm toán hoặc soát xét.
  • Các thông tin có liên quan tới đến việc phân bổ lợi nhuận: Được cập nhật vào bản cáo bạch sửa đổi, bổ sung.
Những đặc điểm của quỹ thành viên
Những đặc điểm của quỹ thành viên

Thành lập quỹ thành viên cần những điều kiện gì?

Căn cứ vào Điều 222 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP. Và khoản 2 Điều 113 Luật Chứng khoán 2019, điều kiện thành lập quỹ thành viên gồm:

  • Vốn góp tối thiểu đạt 50 tỷ đồng;
  • Số lượng thành viên góp vốn từ 02 – 99 thành viên. Bên cạnh đó chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
  • Qũy phải do 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý;
  • Việc lưu ký tài sản quỹ phải được thực hiện tại một ngân hàng hoàn toàn độc lập với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
  • Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có tối thiểu 02 người điều hành quỹ có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ; không bị đặt vào tình trạng cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoặc chưa thực hiện đầy đủ các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Các quỹ thành viên nổi tiếng và uy tín tại Việt Nam

  • Quỹ đầu tư Việt Nam (Viet Nam Investment Fund – VIF): Năm 2006, quỹ được cấp phép hoạt động với mức vốn điều lệ là 1349 tỷ đồng. Công ty Liên doanh quản lý quỹ đầu tư BIDV – VietNam Partner là công ty quản lý của VIF. Còn ngân hàng giám sát của quỹ VIF là ngân hàng HSBC chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Quỹ đầu tư thành viên SSI (SSI Investment Member Fund – SSIIMF): Quỹ được thành lập năm 2010 với mức vốn điều lệ là 360 tỷ đồng. Tuy nhiên, tới năm 2018, quỹ tiến hành giảm vốn còn 343 tỷ đồng. Công ty quản lý quỹ SSIIMF là công ty cổ phần quản lý quỹ SSI. Và ngân hàng giám sát quỹ là Ngân hàng HSBC.
  • Quỹ Viet Nam Tiger Fund – VTF: Quỹ thành lập năm 2007 với mức vốn điều lệ là 230 tỷ đồng. Công ty quản lý quỹ VTF là công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB. Và ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngày 11/07/2017: Ủy ban chứng khoán nhà nước đã thông báo về việc hoàn tất giải thể Quỹ VTF.
  • Quỹ đầu tư Japan Asia MB Capital (JAMBF): Quỹ được cấp phép hoạt động vào năm 2010 dưới sự hợp tác giữa MB Group và Japan Asia Group. Số vốn điều lệ ban đầu của quỹ là 200 tỷ đồng.
  • Quỹ đầu tư khám phá giá trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Value Discovery Investment Fund – VVDIF): Được thành lập vào năm 2015 với vốn thành lập ban đầu là 100 tỷ đồng. Dự kiến vốn điều lệ của quỹ sẽ tăng lên 500 tỷ đồng trong thời gian tới.

Thủ tục thành lập quỹ thành viên

Căn cứ theo Điều 223 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký thành lập quỹ thành viên gồm:

  • Giấy đăng ký lập quỹ thành viên theo mẫu quy định;
  • Điều lệ quỹ theo mẫu có sẵn do Bộ Tài chính quy định;
  • Hợp đồng lưu ký tài sản với ngân hàng lưu ký;
  • Hợp đồng góp vốn của các thành viên góp vốn có nêu rõ: Tên quỹ, công ty quản lý quỹ đầu tư, ngân hàng lưu ký, số vốn điều lệ dự kiến góp,…
  • Danh sách những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia góp vốn;
  • Bản báo cáo thẩm định của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty chứng khoán được ủy quyền về việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
  • Giấy xác nhận của ngân hàng lưu ký về quy mô vốn góp của quỹ thành viên;
  • Danh sách, bản những thông tin cá nhân của người điều hành quỹ.

Những điều cần chú ý khi đầu tư vào quỹ thành viên

Dưới đây là gợi ý một số điều cần chú ý khi đầu tư quỹ thành viên:

  • Về tính thanh khoản: Quỹ đầu tư thành viên có lưu lượng vốn tương đối lớn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư khi tham gia quỹ này có thể có quyền kiểm soát quỹ. Tuy nhiên so với quỹ tập thể thì quỹ thành viên có tính thanh khoản thấp hơn.
  • Về tính đa dạng: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều quỹ đầu tư. Và mỗi quỹ sẽ có những mức độ rủi ro khác nhau. Nhà đầu tư cần phải tự xác định những tiêu chí để lựa chọn quỹ đầu tư phù hợp. Thông thường, những tiêu chí quan trọng thường được áp dụng khi chọn quỹ đầu tư bao gồm: Các hoạt động của quỹ, uy tín và chuyên môn của các chuyên gia trong quỹ, tính minh bạch về thông tin và sự đa dạng của danh mục đầu tư,….
  • Về bản chất: Bản chất của quỹ đầu tư thành viên  vẫn là quỹ chứng khoán. Tuy nhiên quỹ này sẽ giới hạn số lượng nhà đầu tư tham gia. Thông thường, mục tiêu thành lập của quỹ thành viên thường là đầu tư lượng vốn lớn vào các lĩnh vực tương đối mạo hiểm. Tính mạo hiểm sẽ luôn đi kèm với rủi ro. Vì vậy, nhà đầu tư nên có sự cân nhắc kỹ lưỡng nếu lựa chọn quỹ này để đầu tư.
Những điều cần lưu ý khi đầu tư vào quỹ thành viên 
Những điều cần lưu ý khi đầu tư vào quỹ thành viên

Một vài nguyên tắc đối với hoạt động quản lý của quỹ thành viên

  • Phạm vi đầu tư: Không được đầu tư vào chính quỹ của mình.
  • Nguyên tắc sử dụng vốn: Không được sử dụng vốn của mình để thực hiện các hoạt động cho vay, bảo lãnh khoản vay hay bảo lãnh phát hành chứng khoán.
  • Quy định về kêu gọi góp vốn vào quỹ thành viên của công ty quản lý quỹ: Công ty quản lý quỹ không được phép sử dụng các phương tiện truyền thông để kêu gọi góp vốn.
  • Đối tượng tham gia đầu tư: Quỹ thành viên chỉ có thể đầu tư vào quỹ hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Các điều kiện đầu tư bao gồm: không vượt quá 10% số chứng chỉ quỹ/cổ phiếu đang lưu hành, không vượt quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ. Và không vượt quá 30% tổng giá trị tài sản vào các chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đại chúng. 

Mục đích là để đảm bảo đa dạng và quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư của quỹ.

  • Đầu tư nước ngoài của quỹ: Được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên điều kiện là phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc được đề ra trong luật chứng khoán.
  • Vay thế chấp, thấu chi: Quỹ được vay thế chấp, thấu chi. Hoặc được phép vay dưới các hình thức khác từ ngân hàng lưu ký của mình. 

Quỹ thành viên đang là kênh đầu tư được nhiều người mới tham gia thị trường chứng khoán lựa chọn. DNSE hy vọng những thông tin về quỹ thành viên là gì ở bài viết trên sẽ mang tới cho quý vị độc giả nhiều thông tin bổ ích!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Linh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan