Quản lý tài sản | 30/12/2022

RMD là gì? Cách tính số tiền phân phối tối thiểu bắt buộc

Qũy hưu trí trong tài khoản không thể giữ vô thời hạn. Thông thường, cần phải bắt đầu rút tiền từ tài khoản kế hoạch hưu trí khi ở tuổi 72. RMD là số tiền tối thiểu bắt buộc phải rút từ tài khoản của mình mỗi năm. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về RMD là gì nhé!

RMD là gì?
RMD là gì?

RMD là gì?

RMD (Required Minimum Distribution) là số tiền phân phối tối thiểu bắt buộc. Đây là số tiền phải được rút từ tài khoản tiền lương hưu truyền thống (SEP). Hoặc tài khoản kế hoạch nghỉ hưu của chủ sở hữu và những người tham gia chương trình có đủ điều kiện trong độ tuổi nghỉ hưu.

Nếu như trước năm 2020, độ tuổi rút tiền từ tài khoản hưu trí là 70 tuổi thì đến năm 2020, độ tuổi này thay đổi. Hiện tại, thời điểm rút tiền phải là trước ngày 01/04 sau khi chủ tài khoản đạt 72 tuổi. Sau đó, người về hưu phải rút tiền RMD mỗi năm tiếp theo. Số tiền phải rút tùy thuộc vào số dư trong tài khoản và tuổi thọ theo quy định của IRS – Tổng vụ thu thuế quốc gia Hoa Kỳ.

Đặc điểm của RMD

Đặc điểm của RMD
Đặc điểm của RMD gồm những gì?
  • RMD như một biện pháp bảo vệ người sử dụng tài khoản hưu trí khỏi việc phải trả thuế.
  • Một số chương trình đủ điều kiện sẽ cho phép một số người tham gia trì hoãn việc rút RMD của họ cho đến khi họ thực sự nghỉ hưu. Ngay cả trong trường hợp họ lớn hơn 72 tuổi. Trong trường hợp này, những người tham gia chương trình đủ điều kiện nên kiểm tra với chủ lao động của họ để xác định xem liệu mình có đủ điều kiện cho việc trì hoãn này hay không.
  • Hoàn toàn có thể rút nhiều hơn số tiền phân phối tối thiểu đó. Trường hợp người về hưu muốn rút 100% tài khoản trong năm đầu tiên là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, hóa đơn thuế mà họ phải trả có thể sẽ rất cao.

Cách tính số tiền phân phối tối thiểu bắt buộc

Cách tính tiền phân phối tối thiểu bắt buộc
Cách tính tiền phân phối tối thiểu bắt buộc

Công thức tính RMD

Để tính RMD, bạn cần truy cập trang web của IRS và truy cập vào IRS Publication 590. Tùy thuộc vào từng trường hợp, tình huống cụ thể sẽ yêu cầu bảng tính toán khác nhau như:

  • Uniform Lifetime Table – Bảng tính này dành cho tất cả chủ sở hữu IRA – Tài khoản hưu trí cá nhân chưa kết hôn, chủ sở hữu đã kết hôn có vợ/chồng không quá 10 tuổi và những chủ sở hữu đã kết hôn có vợ/chồng không phải là người thụ hưởng duy nhất IRA của họ.
  • Table I (Single Life Expectancy): Bảng tính này được sử dụng cho những người thụ hưởng không phải là vợ/chồng của chủ sở hữu IRA.
  • Table II (Joint Life and Last Survivor Expectancy): Bảng này được sử dụng cho chủ sở hữu có vợ/chồng trẻ hơn 10 tuổi. Và phải là người thụ hưởng duy nhất của IRA.
  • Table III (Uniform Lifetime): Bảng tính này dành cho chủ sở hữu đã kết hôn có vợ/chồng là người thụ hưởng duy nhất của IRA của họ. Và chủ sở hữu có vợ/chồng trẻ hơn 10 tuổi.

Để tính toán được số tiền phân phối tối thiểu cần trải qua 3 bước sau:

  • Viết số dư của tài khoản vào ngày 31/12 của năm trước.
  • Tìm hệ số phân phối được liệt kê trên bảng thống nhất trọn đời của IRS tương ứng với đó là tuổi của bạn vào ngày sinh nhật của năm hiện tại. Khi độ tuổi càng lớn, số yếu tố này sẽ giảm đi.
  • Chia số dư tài khoản cho số yếu tố để tìm số tiền phân phối tối thiểu bắt buộc.

Như vậy, công thức tính số tiền phân phối tối thiểu bắt buộc như sau:

RMD = Số dư tài khoản tính đến ngày 31/12 năm ngoái : Hệ số phân phối

Bảng thống nhất trọn đời của IRS tương ứng với từng độ tuổi là:

Độ tuổi Hệ số phân phối
72 27.4
73 26.5
74 25.5
75 24.6
76 23.7
77 22.9
78 22.0
79 21.1
80 20.2

Ví dụ về cách tính RMD

Bà A bước sang tuổi 74 vào ngày 20 tháng 8 năm 2022. Tháng 4 sắp đến và IRA của bà A có trị giá 225.000 USD. Và vào ngày 31/12/2021, số dư tài khoản của bà A là 205.000 USD. Các yếu tố phân phối từ bảng IRS có liên quan là 23,8 đối với 74 tuổi và 22,9 cho 75 tuổi.

Khi này, số tiền phân phối tối thiếu bắt buộc được tính như sau:

RMD = 205.000/22,9 = 8.951,97 USD

Trên đây là giải đáp toàn bộ thông tin về RMD là gì. Hy vọng qua những thông tin được DNSE chia sẻ ở bài viết mang tới cho quý vị độc giả nhiều thông tin bổ ích!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Linh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan