Quản lý tài sản | 28/11/2022

Top 10+ những sai lầm tài chính mà người trẻ dễ mắc phải

Hiện nay một bộ phận người trẻ thường bỏ qua việc học cách xử lý tiền đúng; vì thế mà dễ đưa ra những quyết định tài chính sai. Dưới đây sẽ là 10+ những sai lầm tài chính người trẻ dễ mắc phải; hãy đọc và rút kinh nghiệm cho bản thân nhé.

Top 10+ những sai lầm tài chính mà người trẻ dễ mắc phải
Top 10+ những sai lầm tài chính mà người trẻ dễ mắc phải

Lập kế hoạch nghỉ hưu quá muộn

Người trẻ thường không tính đến tương lai xa vì nghĩ mình vẫn còn nhiều thời gian rong chơi. Nhưng đó thực sự là một sai lầm. Bạn nên tìm cách tạo một tài khoản hưu trí càng sớm càng tốt. Theo thời gian, khoản tiền này sẽ sinh lời và bạn sẽ thấy mình có một khoản xứng đáng khi về hưu.

Không dành tiền cho những tình huống bất ngờ

Tình trạng “để mai tính” đã quá phổ biến ở nhiều người trẻ khi không chuẩn bị cho bản thân một khoản tiền dự phòng dùng trong trường hợp khẩn cấp. Bạn nên tích góp một khoản tiền cố định trong trường hợp khẩn cấp. Khoản tiền này có thể đảm bảo sinh hoạt cơ bản cho bạn từ 3 – 6 tháng. 

Tiêu tiền theo cảm xúc

Rất nhiều người quyết định mua sắm khi không thực sự cần thiết chỉ bởi họ cảm thấy buồn chán. Có một sự thật là nhiều người cảm thấy tâm trạng dễ chịu hơn khi mua sắm. Tuy nhiên, hậu quả của việc giải tỏa tâm lý này là lãng phí tiền bạc và thời gian. Đối xử tốt với bản thân là điều quan trọng nhưng vẫn phải thực hiện nó một cách có trách nhiệm. 

Quá yêu chiều bản thân với những thứ xa xỉ 

Đừng xa đọa vào những vật dụng, đồ dùng xa xỉ!
Đừng xa đọa vào những vật dụng, đồ dùng xa xỉ!Đừng xa đọa vào những vật dụng, đồ dùng xa xỉ! – DNSE

Bạn nên phân biệt giữa việc tiêu tiền hoang phí và việc đầu tư đúng cách. Bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định mua món đồ gì đó có giá trị cao. Bởi bạn không chỉ phải đảm bảo khả năng chi trả mà còn cần tiền để duy trì món đồ đó. 

Ví dụ bạn mua một chiếc xe mới, ngoài tiền xe, bạn sẽ phải tốn tiền bảo dưỡng, tiền xăng,… để sử dụng chiếc xe đó.

Không kiểm soát dòng tiền

Nếu không thống kê được những khoản thu chi của bản thân, bạn sẽ dễ tiêu quá số tiền mình đang có hoặc không còn đủ tiền cho những trường hợp bất ngờ. Để kiểm soát dòng tiền, bạn nên ghi chú lại những khoản chi tiêu chính cũng như có giá trị lớn. Ngày nay có rất nhiều ứng dụng cho phép bạn theo dõi dòng tiền trực tuyến trên điện thoại, qua đó giúp bạn quản lý chi tiêu của mình dễ dàng hơn.

Không dành dụm quỹ hưu trí

Rất nhiều người hiện nay đã hối hận vì quan niệm không cần tiết kiệm cho việc nghỉ hưu. Điều này khiến họ không chủ động được tài chính khi về già, phải dựa vào con cái hoặc thậm chí tiếp tục lao động. 

Vậy nên bạn hãy tiết kiệm ít nhất 10-15% thu nhập mỗi tháng để đảm bảo khi nghỉ hưu sẽ có nguồn tài chính thoải mái cũng như hưởng thụ sau nhiều năm vất vả hoặc ít nhất nó sẽ đảm bảo được phí sinh hoạt cũng như thuốc men khi cần.

Cố gắng theo kịp những người bạn giàu có hơn

Nếu bạn có những người bạn giàu có hơn mình, bạn có thể cảm thấy mình đang buộc phải theo kịp họ. Chẳng hạn như: mua quần áo hàng hiệu, xe hơi, du lịch,… Việc này sẽ khiến tài khoản của bạn vơi đi nhanh chóng. 

Điều quan trọng là bạn nên biết giới hạn của mình. Đừng chỉ để bạn có thể phù hợp với lối sống giàu sang mà phải chấp nhận rủi ro.

Học tập những người bạn giàu có hơn để có một kế hoạch tài chính !
Học tập những người bạn giàu có hơn để có một kế hoạch tài chính phù hợp với bản thân và tương lai!

Luôn đặt đồ ăn ngoài

Khi bạn sống xa nhà và cũng ít nấu ăn thì việc gọi đồ ăn bên ngoài đã trở thành một phần không thể thiếu. Đồng nghĩa với việc bạn đang bội chi vào vấn đề thực phẩm, số tiền này có thể ảnh hưởng tới những khoản chi tiêu khác trong cuộc sống của bạn. 

Để tiết kiệm hơn, hãy mua những sản phẩm cần thiết và tự nấu ăn. Nếu không có năng khiếu, bạn có thể bắt đầu học nấu những món ăn đơn giản trước.

Dùng thẻ tín dụng quá sớm

Sử dụng thẻ tín dụng có thể rất tiện lợi nhưng bên cạnh đó bạn cần phải có trách nhiệm với nó. Bởi khi quẹt thẻ, bạn sẽ khó kiểm soát được kỹ lưỡng những khoản chi tiêu của mình. Hơn nữa phí thường niên cũng như lãi trả chậm của thẻ tín dụng cũng ở mức cao. 

Nếu bạn không có đủ khả năng thanh toán lãi hàng tháng mà vẫn muốn mua nhiều thứ, thì cách tốt nhất là lên kế hoạch chi tiêu cụ thể và tiêu dùng có kỷ luật với khoản thu nhập mình có.

Bỏ qua bảo hiểm

Ở tuổi 20, có thể bạn không có quá nhiều mối lo trong cuộc sống. Nhưng bạn vẫn cần nghĩ đến những tình huống như chấn thương, bệnh tật, thảm họa,… Từ đó mà sở hữu cho mình một hoặc một vài khoản bảo hiểm.

Hiện nay có rất nhiều loại bảo hiểm phù hợp với mọi đối tượng. Chẳng hạn như bảo hiểm cho người thuê nhà sẽ giúp người mua tiết kiệm tiền đáng kể trong trường hợp bị trộm, hỏa hoạn,.. Hay bảo hiểm y tế có thể giúp bạn trong trường hợp bạn gặp vấn đề về sức khỏe.

Chuyển ra ngoài sống quá sớm

Nhiều người nghĩ rằng 18 hoặc 21 tuổi là thời điểm thích hợp để rời khỏi nhà và tự lập. Chắc chắn việc học cách tự bảo vệ mình và độc lập là rất tốt. Nhưng việc chuyển ra ngoài đồng nghĩa với việc bạn phải tự trả tiền thuê nhà, trả các loại hóa đơn, nấu ăn, … Liệu bạn đã thực sự sẵn sàng với chúng chưa?

Trên đây là những sai lầm tài chính mà người trẻ dễ mắc phải. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn có thể tự nhìn nhận lại bản thân và tìm ra những biện pháp quản lý chi tiêu hợp lý hơn.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan