Tài chính - Ngân hàng | 30/01/2022
Sao kê ngân hàng là gì? Sao kê có mất phí không?
Sao kê ngân hàng trở thành từ khóa “hot” trên các diễn đàn mạng xã hội trong thời gian vừa qua. Thế nhưng, bạn có chắc mình đã hiểu rõ sao kê ngân hàng là gì chưa? Bài viết sau đây sẽ giải đáp định nghĩa này.
Sao kê ngân hàng là gì?
Sao kê ngân hàng là bản sao ghi chép chi tiết lịch sử giao dịch của tài khoản thanh toán. Những giao dịch phát sinh bao gồm ứng tiền mặt, các khoản chi tiêu của cá nhân hoặc tổ chức, thanh toán các dịch vụ liên kết với thẻ ngân hàng,…
Sao kê chỉ được ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản, người được ủy quyền hoặc theo quyết định của các cơ quan Nhà nước. Mục đích của việc sao kê là phát hiện các vấn đề chi tiêu, dòng tiền ra vào tài khoản trong một khoảng thời gian cụ thể và giúp chủ thẻ quản lý chi tiêu hiệu quả.
Thông tin trên sao kê gồm những gì?
Thông thường, ngoài thông tin về chủ tài khoản, số tài khoản, địa chỉ, thời gian, sao kê tài khoản chứa những cột thông tin sau:
- Số tiền ghi nợ (số tiền chuyển đi từ tài khoản)
- Số tiền ghi có (số tiền chuyển vào tài khoản)
- Số dư
- Nội dung chi tiết (diễn giải giao dịch)
Quy định về sao kê tài khoản ngân hàng
Có một số quy định về sao kê tài khoản ngân hàng được đề ra để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong các giao dịch tài chính. Sau đây sẽ là một số quy định về sao kê tài khoản ngân hàng mà bạn nên biết:
- Quy định về bảo mật thông tin: Ngân hàng phải đảm bảo mật thông tin khách hàng trong quá trình cũng cấp sao kê tài khoản ngân hàng. Ngân hàng không được tiết lộ bất kỳ thông tin nào về tài khoản hoặc giao dịch của khách hàng cho bất kỳ bên thứ ba nào ngoài trì trường hợp liên quan đến pháp luật
- Quy định về thời hạn cung cấp sao kê: Ngân hàng phải cung cấp bản sao kê tài khoản ngân hàng cho khách hàng trong thời hạn tối đa là 7 ngày làm việc kể từ ngày yêu cầu của khách hàng.
- Quy định về phí cung cấp sao kê: Ngân hàng quy định thu phí cung cấp sao kê tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, phí được đăng ký và công bố công khai trên trang web của ngân hàng và không được vượt quá mức quy định của Nhà nước.
- Quy định về chính sách khiểu nại: Nếu khách hàng không hài lòng với nội dung hoặc chất lượng bản sao kê tài khoản ngân hàng, khách hàng có quyền khiếu nại và yêu cầu ngân hàng kiểm trả lại và cung cấp bản sao kê mới. Ngân hàng cũng phải cung cấp bản sao kê tài khoản ngân hàng đầy đủ và đúng định dạng theo quy định của Nhà nước. Bản sao kê phải có nội dung chi tiết, đầy đủ và chính xác về các giao dịch trên tài khoản của khách hàng.
- Quy định về quyền sở hữu của khách hàng: Khách hàng sở hữu quyền sử dụng bản sao kê tài khoản ngân hàng của mình. Ngân hàng không được phép sử dụng hoặc tiết lộ bản sao kê này cho bất kỳ mục địch nào khách ngoài mục đích cung cấp cho khách hàng.
- Quy định về khả năng kiểm tra bản sao kê: Khách hàng có quyền kiểm tra nội dụng của bản sao kê tài khoản ngân hàng và phản hồi với ngân hàng nếu phát hiện bất kỳ sai sót hoặc bất thường nào.
- Quy định về thời hận lưu trữ: Ngân hàng phải lưu trữ các bản sao kê tài khoản ngân hàng của khách hàng trong thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày cung cấp cho khách hàng.
- Quy định về yêu cầu cung cấp bản sao kê: Ngân hàng chỉ cung cấp bản tài khoản ngân hàng khi được yêu cầu chính thức từ khách hàng. Yêu cầu cung cấp bản sao kê phải được thực hiện bằng văn bản hoặc qua các hình thức khác như email, tin nhắn hoặc dịch vụ trực tuyến của ngân hàng.
- Quy định về vi phạm: Ngân hàng có trách nhiệm về các vi phạm liên quan đến cung cấp bản sao kê tài khoản ngân hàng. Nếu ngân hàng vi phạm các quy định về sao kê tài khoản ngân hàng, họ sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và có thể bị phạt hoặc xử lý hành chính.
Hiện nay, tại Việt Nam bạn có thể tham khảo các quy định liên quan đến sao kê tài khoản ngân hàng tại nghị định số 117/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ Về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ai có quyền sao kê tài khoản ngân hàng?
Theo quy định pháp luật, chỉ chủ tài khoản mới có quyền yêu cầu và nhận bản sao kê tài khoản ngân hàng. Những người khác không có quyền yêu cầu hay nhận bản sao kê tài khoản ngân hàng của chủ tài khoản, trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của chủ tài khoản.
Cùng với đó, nhân viên ngân hàng có quyền truy cập và kiểm tra các hoạt động trên tài khoản ngân hàng nhưng họ không được phép tiết lộ hoặc sử dụng thông tin này cho mục đích khác ngoài mục đích cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
Ở một số trường hợp, cơ quan chức năng như Cục Thuế, Cục Hải Quan và Cục An Ninh Mạng có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp bản sao kê tài khoản ngân hàng của khách hàng để phục vụ điều tra, giảm sát và chống tham nhũng.
Tóm lại, chỉ chủ tài khoản mới có quyền yêu cầu và nhận bản sao kê tài khoản ngân hàng của mình. Những người khác không được phép yêu cầu hay nhân bản sao kê tài khoản ngân hàng của chủ tài khoản, trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của chủ tài khoản hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Hình thức sao kê ngân hàng
Chủ tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng sao kê dưới ba hình thức sau:
Sao kê online/trực tuyến
Chủ tài khoản có thể tự mình thực hiện sao kê tài khoản qua dịch vụ Internet Banking. Tuy nhiên, bản sao kê này chỉ có chức năng kiểm soát giao dịch ra vào tài khoản. Nó không thể trở thành tài liệu bổ sung cho các thủ tục hành chính.
Để thực hiện sao kê trực tuyến, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Internet Banking tương ứng của từng ngân hàng
Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản
Bước 3: Chọn thông tin tài khoản, danh sách tài khoản để kiểm tra chi tiết lịch sử giao dịch.
Bước 4: Chọn thời gian mà bạn muốn sao kê giao dịch và nhấn Xem sao kê. Sau đó, bạn nên kiểm tra lại bản sao kê và tiến hành in sao kê.
Sao kê trực tiếp
Với hình thức này, việc sao kê sẽ được ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản. Bản sao kê này sẽ có chứng thực của ngân hàng. Nó có giá trị về mặt pháp lý và có thể được bổ sung vào hồ sơ hành chính khi làm các thủ tục vay vốn hay chứng thực tài sản.
Để làm thủ tục sao kê, chủ thẻ sẽ trực tiếp đến ngân hàng mở tài khoản. Tuy nhiên, đối với thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ mặc định gửi sao kê mỗi tháng thông qua email.
Mỗi ngân hàng sẽ có những quy định riêng về thủ tục sao kê. Thủ tục sao kê của ngân hàng thông thường yêu cầu những điều sau:
- Giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực
- Đơn đề nghị sao kê theo mẫu của từng ngân hàng
- Đóng phí sao kê tài khoản ngân hàng
Sau khi nhận bản sao kê, bạn cần kiểm tra dấu mộc tròn và những thông tin trên sao kê đã chính xác hay chưa.
Sao kê tại các cây ATM
Bạn cũng có thể thực hiện sao kê tại các ATM của ngân hàng theo những bước sau:
Đối với hình thức này, bạn chỉ có thể in tối đa 10 giao dịch gần nhất và phí in sao kê sẽ được tự động trừ vào tài khoản của bạn.
Chi phí sao kê ngân hàng
Sao kê ngân hàng mất bao nhiêu tiền? Mỗi ngân hàng sẽ có biểu phí dịch vụ sao kê khác nhau và thay đổi theo chính sách và từng giai đoạn. Phí sao kê sẽ phụ thuộc vào loại sao kê mà bạn muốn thực hiện. Ví dụ như tại Ngân hàng Vietcombank, phí sao kê căn cứ theo:
- In sao kê định kỳ một lần một tháng hay nhiều lần một tháng
- Sao kê các giao dịch phát sinh trong vòng 1 năm hay trên 1 năm kể từ ngày yêu cầu
- Định kỳ theo yêu cầu của khách hàng: Hàng tháng (Số lần quy định/tháng), Hàng tuần (Số lần quy định/tuần) và Hàng ngày
Hay tại một số ngân hàng khác như Ngân hàng Techcombank quy định:
- Mức phí in sao kê tiếng Việt theo yêu cầu là 50.000 VNĐ cho bản sao kê đầu tiên và 10.000 VNĐ với mỗi bản tiếp theo. Đối với sao kê bằng tiếng Anh, mức phí là 100.000 VNĐ cho bản đầu tiên và 50.000 VNĐ với mỗi bản tiếp theo.
- Miễn phí đối với sao kê qua Internet Banking
- 1.100 VNĐ/lần khi in sao kê qua cây ATM
Ngoài ra , ngân hàng thương mại còn quy định về phí sao kê cho bản đầu tiên và các bản tiếp theo, các phí khác như phí phát sinh đột ngột, phí gửi sao kê đến tận nhà,… Đối với một số ngân hàng, khách hàng VIP sẽ được miễn phí toàn bộ chi phí sao kê.
Kết luận
Trên đây là những thông tin bạn cần nắm vững để trả lời câu hỏi sao kê ngân hàng là gì. Bạn cần lưu ý Chỉ có sao kê có chứng thực của ngân hàng mới có giá trị pháp lý. Thông qua việc sao kê, bạn có thể kiểm soát được dòng tiền ra vào tài khoản của mình và quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả hơn.