Kinh tế | 28/02/2023

Mô hình Scamper là gì? Ý nghĩa của mô hình Scamper

Hiện nay, với sự bùng nổ của Internet thì việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm dần trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Mỗi ngày, hàng triệu ý tưởng được tạo ra với đa dạng hình dạng như video, bài viết,… Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có những ý tưởng mới, đôi khi, việc sáng tạo là “nhai lại” những thứ có sẵn theo cách của bản thân. Để làm được điều đó, bạn hãy tham khảo ngay mô hình Scamper tại bài viết dưới đây nhé!

Mô hình Scamper là gì?

Mô hình Scamper
Mô hình Scamper là mô hình cải thiện sản phẩm bằng cách tìm ra đáp án câu hỏi

SCAMPER (viết tắt của các từ Substitute, Combine, Adapt, Modify, Put, Eliminate, Reverse) do Robert F. Eberle – một nhà quản lý giáo dục nghiên cứu về sự sáng tạo của giáo viên và học sinh xây dựng. 

Mục đích chính của mô hình này là cải thiện sản phẩm bằng kỹ thuật công não để tìm ra các đáp án cho các câu hỏi, vấn đề từ đó nảy sinh ra những suy nghĩ, ý tưởng mới.

Nội dung của mô hình Scamper

S – Substitute (Thay thế)

Thay thế hay thay đổi là một quá trình tất yếu xảy ra, đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh. Thay thế những thứ hiện có bằng những thứ khác. Bằng cách tìm kiếm sự mới lạ, bạn sẽ nhận được những ý tưởng mới. Cách thức này có thể áp dụng cho cả người, vật, nơi chốn, nguyên liệu,…

S-Subsititute
S-Subsititute

Một số câu hỏi gợi mở như sau: 

  • Có thể thay đổi thành phần nào?
  • Có thể thay đổi hình dáng, mùi vị, tên sản phẩm nào?
  • Có thể thay thế quy trình làm nào?

Ví dụ: Hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất sữa đã thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy để bảo vệ môi trường. Hoặc một số siêu thị đã triển khai sử dụng túi bóng giấy hoặc túi bóng có thể phân hủy thay cho túi bóng nilon.

C – Combine (Kết hợp)

Combine (Kết hợp) nghĩa là kết hợp các yếu tố, các sản phẩm, dịch vụ khác nhau để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới. Đôi khi những cái mới lại đến từ việc kết hợp những thứ chẳng liên quan gì đến nhau.

Một số câu hỏi được đề xuất: 

  • Khi kết hợp các ý tưởng có thể tạo ra cái gì mới? 
  • Kết hợp yếu tố nào thì tối đa hóa sản phẩm?
  • Các mục tiêu có thể kết hợp được không?

Ví dụ: Nike và iPod đã hợp tác với nhau cho ra đời đôi giày có cảm biến không dây, cho phép người dùng theo dõi các chỉ số luyện tập trên điện thoại của mình. Hay Vinmart+ đã kết hợp với Phúc Long tạo nên mô hình Kiosk Phúc Long, nâng cao doanh thu của 2 thương hiệu.

A – Adapt (Thích nghi)

Adapt (Thích nghi) với câu hỏi đặt ra chính là làm sao để sản phẩm, dịch vụ có thể thích nghi với các mục tiêu mới trong một bối cảnh mới? Điều này đòi hỏi bạn cần phải có những kế hoạch chi tiết, đồng thời biết cách thực hiện nó. 

Và để trả lời được câu hỏi chính, bạn nên trả lời những câu hỏi nhỏ gợi ý như:

  • Trong quá khứ, có bối cảnh nào tương tự không?
  • Có ý tưởng hay sản phẩm nào có thể tạo cảm hứng mới không?
  • Điều chỉnh sản phẩm như thế nào để phù hợp?

Ví dụ: Nhưng short-video trên Youtube hay Facebook được vay mượn ý tưởng từ những video trên Tik Tok khi ngày càng nhiều người thích xem những video khoảng vài chục giây.

A-Adapt
A – Adapt: Thích nghi

M – Modify (Điều chỉnh)

Modify là sửa đổi yếu tố của sản phẩm như kích thước, hình dáng, màu sắc, tính năng,… để nâng cao giá trị sản phẩm.

Một số câu hỏi gợi mở như sau:

  • Làm thế nào để thay đổi hình ảnh sản phẩm?
  • Điều gì có thể để lại nhiều ấn tượng cho khách hàng?

Ví dụ: Mì tôm Kokomi tăng thêm 20% trọng lượng, giúp khách hàng có thể cảm thấy no hơn. Hay Apple cho ra mắt chiếc iPhone 2G vào năm 2007 với màn hình cảm ứng, điều này đã khiến cho các khách hàng cảm thấy mới lạ so với những chiếc điện thoại bàn phím trước đây.

P – Put to other uses (Sử dụng cho mục đích khác)

Put to other uses là các sản phẩm, dịch vụ này có thể sử dụng cho mục đích khác mục đích ban đầu. Ý nghĩa của sản phẩm sẽ toát lên từ bối cảnh, vì thế, bối cảnh đặt sản phẩm thay đổi thì ý nghĩa cũng sẽ thay đổi theo. 

Một số câu hỏi tham khảo:

  • Sản phẩm này có thể sử dụng trong lĩnh vực, ngành nghề khác không?
  • Đối tượng khác có thể sử dụng sản phẩm này không?

Ví dụ: Cây lạc lùn có đến 300 công dụng khác nhau như làm thuốc, làm đồ ăn,…

P- Put to other uses
P- Put to other uses: Sử dụng cho mục đích khác

E – Eliminate (Loại bỏ)

Quá nhiều ý tưởng sẽ khiến cho quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ nảy sinh nhiều vấn đề, dẫn đến thành quả không được như mong muốn. Vì thế, giảm bớt ý tưởng cũng như loại trừ những yếu tố không cần thiết để tập trung vào những tính năng quan trọng sẽ giúp cho sản phẩm ưu việt hơn.

Một số câu hỏi vận dụng như:

  • Sản phẩm này đơn giản hóa được không?
  • Nếu tính năng này bị loại bỏ thì sao?
  • Bộ phận nào thì không cần thiết?

Ví dụ: KFC đã sử dụng loại dầu ăn không chứa chất béo chuyển hóa, giúp cho các loại đồ ăn trong thực đơn tốt cho sức khỏe nhưng vẫn giữ được độ giòn.

R – Rearrange (Thay đổi trật tự)

Rearrange là hay đổi trật tự hay lật ngược lại vấn đề, đảo ngược lại trình tự, tư duy theo hướng mới để khám phá ra những điều chưa biết. Đôi khi những tiềm năng chưa được khai phá của sản phẩm lại xuất hiện theo một cách bạn không ngờ tới.

Một số câu hỏi có thể tham khảo như: Có thể sắp xếp lại thứ tự vận hành không? Các bộ phận có thể tráo đổi cho nhau không?

Ví dụ: Thay vì, khách hàng gọi đồ, nhân viên phục vụ làm đồ ăn, cuối cùng là khách hàng thưởng thức và trả tiền thì McDonald’s đã đẩy việc khách hàng cần thanh toán lên trước và sau đó nhân viên cửa hàng sẽ làm đồ ăn và mang lên cho họ.

Và trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến mô hình Scamper. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Hãy tiếp tục theo dõi DNSE để có thêm những kiến thức khác nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Dương Huyền My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan