Tài chính - Ngân hàng | 19/12/2021

Séc là gì? Những thông tin cơ bản bạn cần biết về séc

Chắc hẳn bạn đã từng thấy cảnh trong phim khi có người ký séc để giao dịch, hay người chơi tham gia chương trình Ai là triệu phú vượt qua câu hỏi số 10 sẽ được trao một tờ séc. Vậy bạn đã biết séc là gì chưa? Dùng séc như thế nào để có thể thanh toán? Đặc điểm của séc như thế nào? Bài viết dưới đây của DNSE sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về phương thức thanh toán này!

Ngày nay, séc đóng một vai trò vô cùng quan trọng và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng trong việc thanh toán hàng hoá và dịch vụ. Đây là một trong hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của chủ tài khoản. 

Những thông tin cơ bản về Séc
Những thông tin cơ bản về Séc

Séc là gì?

Séc có tên tiếng Anh là Cheque. Séc hay còn gọi là chi phiếu có giá trị do người ký phát lập. Nó được xem như một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng hoặc tổ chức quản lý tài khoản được phép trích từ tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản để trả cho người thụ hưởng có tên được ghi trong séc.

Trong đó, chủ thể liên quan đến giao dịch với séc bao gồm:

  • Bên ký séc phát hay còn gọi là bên phát hành.
  • Bên thanh toán chính là ngân hàng nhà nước có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản.
  • Bên thụ hưởng là người được ủy quyền từ chủ tài khoản séc.

Có những loại séc nào trên thị trường?

Séc có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào quy ước phân loại mà chúng được gọi theo những cái tên khác nhau.

Theo cách xác định người thụ hưởng

  • Séc lệnh: Người thụ hưởng là cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên tấm séc hoặc người được chuyển nhượng.
  • Séc vô danh: Người thụ hưởng là người nắm giữ tờ séc.
  • Séc đích danh: Tiền chỉ được gửi cho duy nhất một người. Đó là người được ghi tên trong tờ séc.
Séc hay còn gọi là chi phiếu có giá trị do người ký phát lập
Séc hay còn gọi là chi phiếu có giá trị do người ký phát lập

Theo yêu cầu đảm bảo an toàn trong thanh toán

  • Séc trơn: Mặt sau của tờ séc không điền thông tin, để trắng hoàn toàn. Người sở hữu tờ séc này có thể nhận tiền mặt từ ngân hàng.
  • Séc gạch chéo: Mặt sau của tờ séc được đánh dấu bằng 2 đường thẳng song song. Người sở hữu tờ séc này chỉ nhận được tiền chuyển khoản từ ngân hàng qua số tài khoản của người thụ hưởng, không được nhận tiền mặt.
  • Séc gạch chéo đặc biệt: Phần mặt trước và mặt sau của tờ séc đều được gạch chéo bằng 2 đường thẳng song song. Ở giữa của 2 đường thẳng đó là tên ngân hàng hoặc cả tên và chi nhánh ngân hàng. Tờ séc này chỉ có giá trị giao dịch tại ngân hàng hoặc chi nhánh của ngân hàng được ghi trên đó. Ngoài ra, nếu ngân hàng thanh toán từ chối giao dịch thì séc gạch chéo đặc biệt có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu hộ để thuận tiện cho việc giải quyết.

Theo mức độ đảm bảo nhận được tiền của người thụ hưởng

  • Séc ngân hàng (séc tiền mặt): Là loại séc được phát hành bởi ngân hàng, có giá trị gần như tiền mặt và sẽ được thanh toán ngay.
  • Séc bảo chi: Đây cũng là loại séc được ngân hàng phát hành, tài khoản của chủ sở hữu có đủ tiền tại thời điểm thanh toán. Ngân hàng sẽ ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc, đảm bảo khả năng chi trả, ngăn chặn tình trạng phát hành séc quá số dư tài khoản.

Theo hình thức thanh toán

  • Séc tiền mặt: Rút tiền tại ngân hàng.
  • Séc chuyển khoản: Chủ tài khoản ký séc và đưa trực tiếp cho người thụ hưởng để thực hiện giao dịch.
  • Séc xác nhận (séc bảo chi): Séc được ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán.
Séc có giá trị và hiệu lực theo quy định pháp luật
Séc có giá trị và hiệu lực theo quy định pháp luật

Vai trò thanh toán của séc

Séc là hình thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không cần dùng tiền mặt. Do đó, séc được khách hàng rất ưa chuộng bởi tính năng tiện lợi, linh hoạt và có thể chuyển nhượng qua lại. 

Trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bên trên séc đóng vai trò hạn chế giao dịch bằng tiền mặt hay vàng để thanh toán cũng như hạn chế được lạm phát gia tăng. Bên cạnh đó cũng đảm bảo tính an toàn cao khi chỉ có người được ủy quyền mới sử dụng được séc.

Đặc điểm nhận dạng của séc

Séc là chi phiếu chỉ có giá trị tiền tệ hoặc dùng để thanh toán nếu thời hạn hiệu lực thuộc vào phạm vi không gian khi được chủ tài khoản phát lập theo quy định của pháp luật: Séc có một số đặc trưng cơ bản sau:

  • Séc có giá trị và hiệu lực theo quy định pháp luật sẽ được chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp.
  • Séc là lệnh của chủ tài khoản nên khi ngân hàng nhận được séc phải chấp hành lệnh này vô điều kiện khi đầy đủ tính chất pháp lý.
  • Séc muốn có hiệu lực trong thanh toán, chuyển nhượng buộc phải có đầy đủ các thông tin cơ bản như: Địa điểm và ngày tháng lập của séc, địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ ký của người phát hành séc.
  • Séc đúng quy định sẽ bao gồm 2 mặt: Mặt trước in sẵn tiêu đề điền các thông tin bắt buộc của tờ séc, mặt sau ghi các thông tin về đối tượng được thụ hưởng chuyển nhượng séc.
  • Séc sẽ ngân hàng Nhà nước in sẵn theo mẫu và có những dòng trống để chủ tài khoản điền vào.

Ngoài ra, séc không chỉ được dùng trong chi tiêu mua bán và thanh toán cá nhân mà nó  còn được sử dụng trong các cơ quan, tổ chức kinh tế nhờ tính thuận tiện.

Thời hạn theo quy định của séc

Séc có giá trị thanh toán chỉ khi còn thời hạn vẫn còn tồn tại theo quy định. Do đó, nếu như tờ séc đã quá thời hạn và chủ tài khoản không quay trở lại ngân hàng thì tờ séc sẽ mất hiệu lực và mất giá trị.

Séc có giá trị hiệu lực tính từ ngày phát hành được ghi trên tờ séc. Theo quy định của ngân hàng Nhà nước thì thời hạn của séc sẽ tùy thuộc vào phạm vi không gian mà tờ chi phiếu này được lưu hành và được luật pháp các nước quy định.

Séc thể hiện được tính linh hoạt cao
Séc thể hiện được tính linh hoạt cao

Các bước thanh toán bằng séc

Ví dụ về một giao dịch cơ bản gồm người mua (bên ký séc), người bán (người thụ hưởng séc) và ngân hàng (bên thanh toán). Quy trình thanh toán bằng séc có thể hiểu đơn giản qua 5 bước sau:

  • Bước 1: Người bán giao hàng tới người mua
  • Bước 2: Người mua ký séc cho người bán
  • Bước 3: Người bán mang tấm séc tới ngân hàng để thanh toán
  • Bước 4: Ngân hàng làm thủ tục và thanh toán cho người bán
  • Bước 5: Ngân hàng quyết toán giá trị của séc với người mua

Hướng dẫn cách rút tiền mặt từ séc

Để rút tiền mặt, bạn thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Mang theo tờ séc và CMND/CCCD đến Hội sở Ngân hàng và yêu cầu để được hướng dẫn rút tiền mặt từ séc.
  • Bước 2: Hoàn thiện các thông tin cơ bản vào phiếu hoặc các loại giấy tờ mà ngân hàng yêu cầu.
  • Bước 3: Chờ ngân hàng chuyển tiền sau từ 30 đến 45 ngày. Thời gian chờ còn tùy thuộc vào từng ngân hàng khác nhau. Bên cạnh đó, bạn sẽ mất thêm một khoản phí rút tiền. Tùy thuộc vào số tiền trên tờ séc mà mức phí cao hay thấp. Đến thời hạn thì ngân hàng sẽ liên hệ với bạn qua số điện thoại để đến nhận tiền.

Ưu điểm của séc là gì?

Séc là công cụ giúp cho việc chuyển, ký gửi tiền được an toàn và nhanh chóng. Thủ tục đơn giản, người thụ hưởng được chủ động trong việc thanh toán mà không cần phải ký quỹ hay làm các thủ tục bảo chi.

Nhược điểm của séc là gì?

Séc là một trong những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và ngày càng được sử dụng phổ biến. Tiện ích là vậy nhưng séc vẫn có những nhược điểm gây bất tiện nhất là khi người thụ hưởng trình séc để thanh toán thì có thể tài khoản của người trả (người ký) không đủ số dư để thanh toán.

Bên cạnh đó là thời gian séc có hiệu lực hay thời gian ở các nước quy định không giống nhau. Thời hạn của séc được ghi ngay trên mặt trước của tờ séc. Những loại séc quốc tế thì sẽ được ghi bằng tiếng Anh. Do đó, người thụ hưởng phải đặc biệt chú ý đến thông tin này để tránh quá thời hạn thanh toán.

Kết luận

Trên đây DNSE đã chỉ ra giúp bạn đặc điểm, vai trò cũng như nhược điểm của séc trong quá trình sử dụng. Hy vọng những chia sẻ này sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ séc là gì và các ưu điểm khi lựa chọn hình thức thanh toán này.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Trần Thị Quyên

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan