Tài chính - Ngân hàng | 01/02/2024
Shadow banking là gì? Ví dụ về Shadow banking
Trong khi tìm hiểu về thị trường tài chính, thuật ngữ “shadow banking” được nhắc tới như một nguy cơ cho hệ thống tài chính toàn cầu. Vậy Shadow banking là gì? Hãy cùng DNSE tìm hiểu về hình thức này trong bài viết dưới đây nhé
Shadow banking là gì?
Hệ thống ngân hàng ngầm hay hệ thống ngân hàng bóng tối (Shadow banking) là thuật ngữ dùng để ám chỉ các dịch vụ tài chính hay tín dụng được cung cấp do một bên không phải ngân hàng truyền thống, đồng nghĩa với việc chúng sẽ không chịu sự quản lý hoặc giám sát của các cơ quan chính phủ.
Hình thức của Shadow banking
Các hình thức phổ biến nhất của Shadow banking có thể kể đến như:
- Các quỹ tín dụng: Các quỹ tín dụng hoạt động như các tổ chức tài chính, chuyên biệt trong lĩnh vực vay và cho vay, có chịu sự giám sát của chính phủ nhưng không chặt chẽ như các ngân hàng truyền thống.
- Các quỹ đầu tư tư nhân: Các quỹ đầu tư tư nhân hoạt động theo hình thức gọi vốn từ các nhà đầu tư, sau đó trao cho nhà đầu tư chứng chỉ quỹ – loại tài sản sẽ được quỹ mua lại vào cuối kỳ hạn.
- Các công ty tài chính: Chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và bảo hiểm cho các cá nhân và tổ chức.
- Các quỹ đầu tư địa phương: Được thành lập bởi các tổ chức chính phủ hoặc địa phương.
- Các đối tác kinh doanh: Các đối tác kinh doanh là các công ty hoạt động trong cùng một ngành và hợp tác với nhau để đầu tư vào các dự án lớn dưới dạng các liên danh.
Điểm chung của các hình thức trên đó chính là nhà đầu tư sẽ chịu toàn bộ rủi ro mất vốn. Do không có tổ chức đảm bảo việc thanh toán, đồng nghĩa với việc sẽ không có phòng hộ rủi ro tín dụng. Đây là một điểm bất cập của Shadow banking, trong khi ngân hàng truyền thống sẽ có hình thức tiếp nhận chuyển giao, từ đó an toàn hơn so với các hình thức trên nhưng lại thua thiệt về mặt lợi nhuận.
Ảnh hưởng của Shadow banking
Việc không chịu sự kiểm soát của các cơ quan chính phủ, các ngân hàng ngầm có thể gây nên những hệ quả nặng nề tới kinh tế.
“Ngân hàng bóng tối” khiến dòng tiền liên tục chảy ra khỏi các ngân hàng trung ương, đã gây ra các cuộc khủng hoảng nối tiếp trong nhiều thập kỷ. Lý do dẫn tới tình trạng này là do việc không chỉ có các tổ chức tư nhân chuyên cho vay, ngay cả những ngân hàng đầu tư và cho vay thế chấp cũng đã có khả năng đưa dòng tiền dễ dàng vào các “ngân hàng bóng tối”. Từ đó, các tổ chức này ít chịu quản lý hơn, tách biệt các khoản đưa vào “ngân hàng bóng tối” khỏi báo cáo tài chính.
Ví dụ về Shadow banking
Một trong những ví dụ điển hình nhất của Shadow banking là trường hợp của Lehman Brothers – từng là ngân hàng đầu tư đứng thứ tư của Mỹ trước khi sụp đổ vào năm 2008. Bất chấp việc thị trường bất động sản tại Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ, ngân hàng này đã bắt đầu có các dấu hiệu sụp đổ đầu tiên kể từ 2003 – 2004.
Trong giai đoạn này, Lehman Brothers đã tiến hành việc mua lại 5 công ty cho vay thế chấp cùng với BNC Mortgage và Aurora Loan Services. Từ đây, Lehman Brothers cung cấp các khoản vay Alt-A cho người đi vay mà không cần giấy tờ đầy đủ rồi biến chúng thành giấy nợ có tài sản đảm bảo (CDO). Cùng với việc mua bán các khoản nợ bất động sản (MBS), Lehman Brothers đã gộp CDO và MBS vào chung thành những gói trái phiếu để bán cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, khi bong bóng bất động sản tại Mỹ trở nên quá lớn, các khoản nợ thế chấp không đủ tiêu chuẩn bắt đầu tăng cao, khiến giá trị của CDO giảm mạnh. 20 tỷ USD tài sản của ngân hàng này “không cánh mà bay”, kết hợp thêm việc quỹ đầu tư Bear Stearns – quỹ đầu cơ dưới quyền của Lehman Brothers thất bại khiến ngân hàng này rơi vào khủng hoảng tín dụng.
Việc sử dụng quá nhiều tài sản thế chấp với tỷ lệ đòn bẩy tài chính lên đến mức cao nhất là 31 lần đã khiến Lehman Brothers vỡ nợ và tuyên bố phá sản vào ngày 15/09/2008. Sự sụp đổ của Lehman Brothers đã làm chao đảo các thị trường tài chính toàn cầu trong và được xem là Shadow Banking nổi tiếng tác động không nhỏ đến cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008.
Trên đây là khái niệm Shadow banking là gì và những kiến thức về “ngân hàng bóng tối”, những rủi ro mà hình thức này có thể gây nên cho kinh tế toàn cầu. Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé.