Phân tích kỹ thuật | 08/06/2023

Short trong chứng khoán là gì? Đâu là “thời điểm vàng” để Short?

Short hay bán khống là các lệnh giao dịch được thực hiện khi tài sản tài chính có xu hướng giảm/tiêu cực. Thay vì mua đáy bán đỉnh, nhà đầu tư sẽ bán trước ở một giá sau đó mua bù ở giá thấp hơn để kiếm lời từ sự thay đổi của giá tài sản. Vậy đâu là “thời điểm vàng” để Short trong chứng khoán? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Short - hành động bán khống cổ phiếu
Short – hành động bán khống cổ phiếu

Short trong chứng khoán là gì?

Trong chứng khoán, Short là thuật ngữ chỉ những hành động bán khống (bán trước mua sau) trong phái sinh. Có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự tụt giá của một loại chứng khoán như cổ phần hay trái phiếu.

Ví dụ, nhà đầu tư Short bán 100 cổ phiếu của một công ty với giá 50$/cổ phiếu, thu được 5.000$. Nếu giá cổ phiếu giảm xuống 40$/cổ phiếu, họ mua lại 100 cổ phiếu này với giá 4.000$ như vậy họ sẽ lãi 1.000 USD. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu tăng lên 60$/cổ phiếu, họ mua lại 100 cổ phiếu với giá 6.000$ và bị lỗ 1.000$.

Bên cạnh đó, với cơ chế vận hành tương đối phức tạp, việc hiểu thêm về những thuật ngữ như “vị thế” là cách tốt giúp nhà đầu tư có thể hiểu hơn về thị trường này. 

Cụ thể, vị thế trong chứng khoán được hiểu là số lượng tài sản, của cải hay chứng khoán phái sinh, cổ phiếu mà mỗi cá nhân đang nắm giữ. Hiện vị thế được chia là hai loại bao gồm: Mở vị thế mua (Long Positions)mở vị thế bán (Short Positions).

Vị thế mua là vị thế nhà đầu tư mua các danh mục tài sản với mong muốn bán nó với mức giá cao hơn trong tương lai. Tiền lời ở đây chính ở sự chênh lệch tăng giá của thị trường ở thời điểm mua vào và bán ra.

Vị thế bán là hình thức nhà đầu tư sẽ “mượn” các mã cổ phiếu và đem đi bán. Họ có thể bán các mã cổ phiếu đang nắm giữ với mong muốn có thể mua lại nó với mức giá thấp hơn khi thị trường đi xuống.

Trong trường hợp khác, nhà đầu tư có thể “bán không” thông qua việc “mượn” các danh mục tài sản và bán nó đi (bán trước khi mua). Tại hành động này, nhà đầu tư sẽ mong muốn rằng giá có thể giảm trong tương lai để họ có thể mua lại với mức giá thấp hơn. 

Chính vì vậy, tiền lãi chính là lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua.

Khi nào nên Short?

Việc quyết định nên short hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nghiên cứu thị trường, kỹ năng đầu tư và khả năng đánh giá rủi ro của nhà đầu tư. Dưới đây là một số tình huống mà việc Short trong chứng khoán có thể được áp dụng:

4 trường hợp bạn nên Short trong chứng khoán
4 trường hợp bạn nên Short trong chứng khoán
  • Tình hình kinh tế bị tiêu cực: Khi kinh tế đang chịu ảnh hưởng tiêu cực, các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Việc Short trong các công ty hoặc ngành nghề này có thể mang lại lợi nhuận lớn nếu giá cổ phiếu giảm.
  • Tin tức tiêu cực về công ty: Một công ty gặp phải các vấn đề liên quan đến tài chính, pháp lý hoặc các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. Từ đó, việc Short có thể là một chiến lược phù hợp trong giai đoạn này.
  • Tín hiệu kỹ thuật: Khi các chỉ báo kỹ thuật cho thấy rằng giá cổ phiếu đang ở trong xu hướng giảm và có thể tiếp tục giảm trong tương lai, việc Short cũng có thể là một lựa chọn hợp lý.
  • Khối lượng giao dịch cao: Nếu một cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn và đang trong xu hướng giảm, việc Short có thể mang lại lợi nhuận nhanh chóng.

Cách tính lợi nhuận khi short trong chứng khoán

Theo mặc định, các sàn giao dịch trực tuyến sẽ hiển thị lợi nhuận hoặc lỗ ròng trên nền tảng giao dịch mà nhà đầu tư sử dụng. Giá mua lại cổ phiếu so với giá bán ra trước đó càng thấp thì cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận nhà đầu tư thu lại càng cao. 

Nói đơn giản, giá mua lại cổ phiếu đã bán khống càng thấp thì mức lợi nhuận nhà đầu tư thu về càng cao.

Cổ phiếu bán khống càng thấp thì mức lợi nhuận càng cao
Cổ phiếu bán khống càng thấp thì mức lợi nhuận càng cao

Công thức tính lợi nhuận khi Short trong chứng khoán:

Lợi nhuận khi Short = (Giá bán – Giá mua lại) x Số lượng tài sản – Phí giao dịch

Trong đó:

  • Giá bán: Là mức giá mà trader bán chứng khoán ra thị trường.
  • Giá mua lại: Mức giá trader mua lại chứng khoán mà họ đã bán khống ra trước đó.
  • Số lượng tài sản: Được ước tính bằng số lượng chứng khoán trader bán ra.
  • Chi phí giao dịch: Mức phí khi giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán.

Nếu kết quả của công thức này:

  • Dương: Trader đạt được lợi nhuận ròng.\
  • Âm: Trader bị lỗ ròng.

Giả sử một nhà đầu tư bán 100 cổ phiếu của công ty với mức giá là 20$/cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu giảm xuống còn 10$/cổ phiếu, lợi nhuận từ Short Sales: (20$ – 10$) x 100 = 1.000$

Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu của công ty tăng lên 50$/cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ mất 3000$ = [(50$ – 20$)x100], cộng với phí hoa hồng và lãi phát sinh khi mở lệnh bán.

Đây chính là rủi ro lớn nhất của việc Short Selling. Về mặt lý thuyết, do giá cổ phiếu không có giới hạn nên khoản lỗ tối đa của người bán khống cũng là vô hạn.

Tạm kết

Việc bán khống trong chứng khoán luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Điều này cũng là khá dễ hiểu giá cổ phiếu có thể tăng mạnh thay vì giảm, dẫn đến tổn thất đáng kể. Vì vậy, nhà đầu tư cần thực hiện các nghiên cứu và đánh giá rủi ro kỹ lưỡng trước khi quyết định short.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lâm Bùi

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan