Kinh tế | 28/06/2023
Siêu giảm phát là gì? Nguyên nhân và hậu quả của siêu giảm phát
Siêu giảm phát là một thuật ngữ kinh tế vĩ mô đề cập đến vấn đề giá cả của hàng hóa chung của một nền kinh tế đang có xu hướng giảm mạnh. Vậy siêu giảm phát phát là gì? Ảnh hưởng của nó đối với kinh tế các quốc gia như thế nào?
Bản chất của siêu giảm phát
Siêu giảm phát là gì?
Siêu giảm phát (Hyper Deflation) là thuật ngữ chỉ sự giảm giá chung cực kì nhanh của các loại hàng hóa và dịch vụ trên toàn bộ nền kinh tế trong khoảng thời gian ngắn.
Hiện tượng này tương đối hiếm và chưa có một thước đo chính xác về sự khác biệt giữa siêu giảm phát và giảm phát.
Về cơ bản, giảm phát là lạm phát mang giá trị âm hay nói một cách khác nó xảy ra khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới 0%. Tương tự như lạm phát, giảm phát được tính thông qua sự tăng giảm tương đối của chỉ số tiêu dùng (CPI).
Trong thời kỳ xảy giảm phát, nó làm tăng giá trị thật của nợ gây ra khá nhiều tác động xấu tới kinh tế. Cùng với đó, giá trị chung của tiền cũng được tăng lên. Lúc này, một đồng nội tệ của một quốc gia xảy ra siêu giảm phát có thể mua được nhiều hơn ngoại tệ so với trước đây.
Nguyên nhân của siêu giảm phát
Siêu giảm phát xảy ra có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chung quy lại là do sự thay đổi cung cầu của nền kinh tế một quốc gia. Theo thuyết kinh tế học, giá cả tất cả loại hàng hóa đều được xác định do cung và cầu của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, sự cung cầu của đồng tiền cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ. Mặc dù, có rất nhiều lý do gây nên nhưng những lý do phổ biến thường là:
- Sự thay đổi cấu trúc về vốn của các doanh nghiệp. Cụ thể, các công ty cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ với nhau sẽ luôn tìm cách để giảm chi phí sản xuất với mức giá thấp nhất. Vì vậy, sẽ khiến giá cả của các mặt hàng cũng được giảm xuống. Các doanh nghiệp dễ dàng làm điều này thông qua các khoản vay có lãi suất thấp hay các chính sách tín dụng từ ngân hàng.
- Năng suất tăng lên nhờ khoa học và kỹ thuật giúp doanh nghiệp tạo ra hàng hóa một cách rẻ hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn đến với người tiêu dùng. Điều này, vô tình cũng trở thành nguyên nhân gây ra giảm phát.
- Ảnh hưởng từ nguồn cung tiền cũng là lý do chính khiến hiện tượng này xảy ra. Nó bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các ngân hàng trung ương, điển hình là Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED). Từ những điều chỉnh thắt chặt cung tiền và tín dụng sẽ kéo theo suy giảm tổng cầu khiến giá của hàng hóa giảm.
Những tác động của siêu giảm phát đến nền kinh tế
Tác động tích cực của siêu giảm phát
Mặc dù, siêu giảm phát là một tín hiệu xấu cho nền kinh tế của một quốc gia nhưng nó cũng đem lại một số tác động tích cực. Giảm phát hình thành một phần do công nghệ mới được áp dụng cho sản xuất giúp tăng năng suất và sản lượng. Không chỉ vậy, nó còn tạo ra được môi trường kinh doanh cạnh tranh, đem đến nguồn lợi tối đa cho người tiêu dùng.
Tác động tiêu cực của siêu giảm phát
Bên cạnh những tích cực mà giảm phát đem lại, nó còn đem đến vô số những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng tới nền kinh tế. Trong thời điểm xảy ra hiện tượng này, hầu như các hộ gia đình sẽ hoãn chi tiêu bởi cho rằng ngày mai giá của hàng hóa sẽ giảm giá sâu hơn. Nhưng hành động này vô tình làm hoạt động kinh tế bị ngưng trệ.
Siêu giảm phát như một vòng lặp và tác động trực tiếp lên các yếu tố sau:
Lãi suất: Siêu giảm phát kéo dài cùng với lãi suất thấp kéo theo những hệ lụy như sản lượng đình đốn. Kỳ vọng giảm phát sẽ tạo ra lãi suất thực cho các khoản vay gây ra suy thoái mở rộng và kéo dài làm cho các chính sách tiền tệ mất tác dụng.
Giá trị giá trị hàng hóa, giá trị đồng tiền, giá trị lao động: Khi siêu giảm phát diễn ra thì giá trị của hàng hóa bị giảm sút nghiêm trọng, đồng tiền có giá hơn. Chính vì đó, người dân có xu hướng dự trữ tiền nhiều hơn thay vì mua hàng hóa và đầu tư, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc xoay vòng vốn. Hệ lụy của việc này dẫn đến công ty phải cắt giảm nhân lực gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao.
Ví dụ về hiện tượng siêu giảm phát
Không giống như siêu lạm phát, trên thực tế hiện tượng này được ghi nhận tương đối ít trong lịch sử. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây một số chuyên gia đã lo ngại hiện tượng giảm phát có thể xảy ra do sự xuất hiện của các đồng tiền điện tử (Cryptocurrency).
Đồng tiền kỹ thuật số đầu tiện được tạo ra là Bitcoin vào năm 2009. Hiện nay, đồng tiền này đang có sự biến động vô cùng mạnh mẽ và nhu cầu sở hữu đang tăng lên một cách chóng mặt.
Bitcoin là đồng tiền kỹ thuật số phi tập trung và hoạt động dựa trên công nghệ blockchain. Thế nên, nó không chịu sự tác động nào của các hệ thống ngân hàng và sẽ không có tổ chức nào có thể đưa ra chính sách can thiệp.
Không chỉ vậy, Bitcoin có số lượng giới hạn và số lượng tiền mới luôn giảm theo mỗi năm, nhưng nhu cầu về nó lại càng tăng cao. Tình huống này theo giả thuyết có thể dẫn tình trạng giảm phát trong tương lai.
Kết
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin để giải đáp thắc mắc của câu hỏi “Siêu giảm phát là gì?”. Để đọc thêm nhiều bài viết về các kiến thức kinh tế, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!