Tài chính - Ngân hàng | 01/10/2022

Số dư tạm tính là gì? Cách kiểm tra số dư nợ đơn giản

Thẻ tín dụng đang ngày càng phổ biến và được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng bởi những lợi ích và tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa hiểu rõ những khái niệm quan trọng về thẻ tín dụng, chẳng hạn như số dư tạm tính. Cùng DNSE tìm hiểu về số dư tạm tính là gì và cách kiểm tra số dư nợ qua bài viết này nhé!

Thế nào là số dư tạm tính?
Thế nào là số dư tạm tính?

Dư nợ là gì?

Trước khi tìm hiểu về số dư tạm tính, bạn cần hiểu về một khái niệm liên quan mật thiết tới nó. Đó là dư nợ

Dư nợ là số tiền khách hàng đã vay nhưng chưa trả cho ngân hàng hoặc công ty tài chính. Các khoản vay này có thể là khoản vay tín dụng, khoản vay thế chấp,… Thông thường, các khoản vay này có thời hạn trả nợ cố định. Nếu khách hàng trả góp thì dư nợ khi đáo hạn sẽ bằng 0. 

Ví dụ bạn vay ngân hàng 120 triệu với lãi suất 12%/năm. Bạn trả góp hàng tháng trong 12 tháng. Bảng dưới đây cho thấy số tiền bạn phải trả mỗi tháng cùng với số dư nợ giảm dần. Cuối cùng, khi đáo hạn, dư nợ của bạn sẽ bằng 0.

Ví dụ về dư nợ
Ví dụ về dư nợ

Số dư tạm tính là gì?

Số dư tạm tính là số dư nợ ngân hàng tạm tính cho người dùng thẻ tín dụng khi ngày sao kê rơi vào ngày lễ, Tết. Điều này sẽ giúp người dùng giảm thiểu khả năng bị nợ quá hạn, dẫn đến bị phạt thanh toán chậm và ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của người dùng. Số dư tạm tính là số âm, nghĩa là giá trị của số dư tạm thời nhỏ hơn hoặc bằng 0.

>>> Xem thêm: Số dư khả dụng là gì? Phân biệt số dư tài khoản và số dư khả dụng

Kiểm tra số dư nợ như thế nào?

Mách bạn 3 cách kiểm tra số dư nợ đơn giản nhất
Mách bạn 3 cách kiểm tra số dư nợ đơn giản nhất

Cách kiểm tra bằng Internet Banking 

Để kiểm tra số dư nợ thẻ tín dụng bằng Internet Banking, bạn chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng trực tuyến của ngân hàng, chọn mục  “Tài khoản”, sau đó chọn “Thẻ tín dụng” để kiểm tra số dư của mình.

Kiểm tra qua SMS Banking 

Bạn chỉ có thể kiểm tra số dư nợ bằng cách này khi đã đăng ký SMS Banking. Bằng việc sử dụng một số cú pháp cụ thể theo quy định của từng ngân hàng, bạn sẽ có thể chủ động kiểm tra được số dư nợ tín dụng của mình. Bạn cần lưu ý rằng dịch vụ SMS Banking là dịch vụ có thu phí của ngân hàng.

Kiểm tra qua tổng đài ngân hàng 

Một trong những cách dễ nhất để kiểm tra số dư nợ là gọi đến đường dây nóng của ngân hàng phát hành thẻ để được giải đáp. Số hotline để liên hệ với tổng đài ngân hàng thường được in ở mặt sau của thẻ tín dụng.

Số dư tạm tính bị âm

Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến số dư tạm tính bị âm là do “số tiền bị phong tỏa” nhiều hơn hoặc bằng “số dư có trong tài khoản + hạn mức thấu chi (nếu có) – số dư tối thiểu”.

Trong một số trường hợp sau, ngân hàng sẽ phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền có trong thẻ tín dụng:

  • Chủ tài khoản yêu cầu phong tỏa số tiền hoặc tạm khóa tài khoản.
  • Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ngân hàng khóa tài khoản theo quy định của pháp luật để điều tra (cơ quan thuế, tòa án, viện kiểm sát).
  • Các ngân hàng phát hiện sai sót hoặc nhầm lẫn khi gửi tiền vào tài khoản khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn lại tiền từ nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền.
  • Các ngân hàng phát hiện dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các chủ tài khoản chung về tài khoản chung.

Cách khắc phục

Phải làm gì khi số dư tạm tính bị âm?
Phải làm gì khi số dư tạm tính bị âm?

Nếu không may gặp phải tình huống có số dư tạm tính âm, bạn nên bình tĩnh xử lý. Do số tiền bị tạm khóa, phong tỏa được ngân hàng quản lý chặt chẽ nên rất an toàn. Cách xử lý nhanh nhất khi gặp trường hợp này là bạn đến quầy giao dịch gần nhất để được hỗ trợ giải quyết.

Để tránh trường hợp bị ghi âm số dư tạm tính, người dùng nên lưu ý những điều sau:

  • Chọn lãi suất quá hạn thẻ ưu đãi thấp. 
  • Thanh toán số dư tín dụng đúng hạn.

Với những thông tin được cung cấp trong bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có thêm hiểu biết về số dư tạm tính nói riêng và dư nợ thẻ tín dụng nói chung. Hy vọng những thông tin được cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn phù hợp với mình.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan