Kinh tế | 22/10/2022

Start-up là gì? Đặc điểm của một doanh nghiệp start-up

Startup là thuật ngữ quen thuộc trong thế kỷ 21, khi mà phong trào khởi nghiệp ngày càng nở rộ tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Tuy nhiên bạn đã hiểu đúng và đủ Start-up là gì chưa? Nếu chưa thì hãy xem qua ngay bài viết này của DNSE nhé.

Start-up là trào lưu ngày càng phổ biến hiện nay
Start-up là trào lưu ngày càng phổ biến hiện nay

Start-up là gì?

Start-up là các doanh nghiệp mới, được khởi đầu bởi một vài người sáng lập, từ những ý tưởng độc đáo hoặc từ các vấn đề xã hội đang gặp phải. Các Start-up có thể tận dụng nhu cầu thị trường để phát triển sản phẩm, dịch vụ hoặc một công nghệ nào đó mang tính khả thi. Khi mới bắt đầu thành lập, công ty Start-up thường phải kêu gọi vốn tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau.

Tựu chung lại, doanh nghiệp Start-up có thể hiểu là những doanh nghiệp có đủ 3 đặc trưng cơ bản: 

  • Hoạt động trên một ý tưởng kinh doanh mới mẻ, sáng tạo
  • Có tiềm năng tăng trưởng nhanh
  • Có đầy đủ giấy tờ chứng minh thành lập theo quy định của Pháp luật

Đặc điểm của một doanh nghiệp Start-up

Ý tưởng kinh doanh sáng tạo, độc đáo

Đặc thù thứ nhất của Start-up chính là tính sáng tạo. Công ty cần phải tạo ra sản phẩm, dịch vụ có thể giải quyết một nhu cầu mà chưa từng có công ty nào trên thị trường đáp ứng được. Ý tưởng Start-up cũng là sự phát triển, đột phá hơn so với các công ty hiện tại. Ví dụ như Facebook luôn quan niệm cố gắng đi đầu trong việc kết nối con người. Hay Google cung cấp công cụ tìm kiếm tối ưu,…

Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ

Do khai thác những khía cạnh mới mẻ, một startup thường có tiềm năng phát triển lớn. Nhờ sự “mới mẻ” và “độc nhất” ngay từ ý tưởng, hầu hết các Start-up đều có định vị toàn cầu. 

Đòi hỏi nguồn vốn lớn và tốc độ tăng trưởng vượt trội

Startup đòi hỏi nguồn vốn dày, được kêu gọi theo hình thức chia cổ phần. Cùng nguồn lực và mục tiêu vượt trội, tốc độ phát triển ở Startup thường diễn ra rất nhanh. Những Start-up trụ vững trong giai đoạn khó khăn vài năm đầu có thể liên tục bứt tốc rất nhanh.

Cơ hội và thách thức khi lựa chọn Start-up

Những cơ hội và thách thức khi dấn thân vào Start-up
Những cơ hội và thách thức khi dấn thân vào Start-up 

Đi một con đường chưa ai từng đi không phải là điều dễ dàng. Hành trình Start-up vốn đầy khó khăn và không phải ai cũng có thể thành công. Khi lựa chọn Start-up bạn sẽ phải chấp nhận đầu tư gần như toàn bộ thời gian cho công việc. Các mối quan hệ gia đình, bạn bè có thể bị bị ảnh hưởng ít nhiều. Một thách thức lớn tiếp theo là rủi ro thất bại. Bạn không thể đảm bảo rằng mình sẽ thành công mặc dù đã đầu tư rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức.

Tuy có nhiều thách thức nhưng cơ hội dành cho những người trẻ, những người dám bứt phá Start-up cũng rất lớn. Có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng góp vốn nếu ý tưởng kinh doanh của bạn thật sự đột phá. Cộng thêm sự lan truyền mạnh mẽ của truyền thông và internet cũng giúp doanh nghiệp của bạn nhanh chóng được bao phủ trên toàn quốc hoặc toàn thế giới.

Các giai đoạn Start-up

Các giai đoạn hình thành và phát triển của doanh nghiệp Start-up
Các giai đoạn hình thành và phát triển của doanh nghiệp Start-up

Định hướng 

Đây là giai đoạn khởi đầu của doanh nghiệp Start-up. Giai đoạn này liên quan đến việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường và vạch ra các chiến lược để đạt được các mục tiêu trong tương lai. 

Thử thách 

Sau khi đã định ra hướng đi cho công ty, các Start-up sẽ bắt đầu đối mặt với rất nhiều các thử thách mới. Phần lớn các Start-up thường không vượt qua được giai đoạn này. 

Hòa nhập

Khi đã vượt qua được các khó khăn, thử thách thì giai đoạn tiếp theo là sự phục hồi, hòa nhập. Ở giai đoạn này, công ty Start-up đã hoạt động hiệu quả hơn và ngày càng cải tiến. Công ty đã bắt đầu đạt được những mục tiêu về doanh thu, doanh số. Doanh thu tăng trưởng dương hoặc không thua lỗ quá nhiều như giai đoạn trước.

Phát triển 

Sau khi trải qua nhiều thách thức, khó khăn, đây là giai đoạn gặt hái thành quả. Doanh nghiệp Start-up đã vận hành trơn tru và có những mục tiêu lớn hơn. Công ty cũng có nguồn lực dồi dào hơn để đầu tư cho công nghệ, kỹ thuật và nhân sự. Do đó, công ty có thể phát triển và đạt được nhiều thành tựu.

Kết

Hy vọng qua bài viết của DNSE, bạn đã hiểu rõ hơn Start up là gì. Đồng thời có thêm kiến thức cũng như sự tự tin nếu có ý định khởi nghiệp trong tương lai. Cuối cùng, chìa khóa thành công cho bất kỳ một công việc nào chính là sự nỗ lực không dừng. Con đường khởi nghiệp chắc chắn sẽ nhiều chông gai thử thách nên hãy thật bền bỉ vững bước để chạm tới mục tiêu.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan