Phân tích kỹ thuật | 17/02/2023

Stop Loss trong chứng khoán là gì? Cách sử dụng Stop Loss

Trong giao dịch chứng khoán, “Stop Loss” thể hiện năng lực quản trị rủi ro của nhà đầu tư. Vậy nhà đầu tư nên sử dụng Stop Loss thế nào để mang đến hiệu quả nhất? Để giải đáp câu hỏi này, các bạn hãy tham khảo bài viết sau của DNSE nhé.

Lệnh Stop Loss là gì?

Stop Loss là gì?
Stop Loss là gì?

Stop Loss (Lệnh dừng lỗ) là một loại lệnh đầu tư dùng để hạn chế lỗ tại một mức giá đã đặt ra từ trước với mục đích phòng chống rủi ro. Trong những trường hợp thị trường diễn biến bất lợi, lệnh Stop loss sẽ hạn chế mức độ thua lỗ.

Lệnh dừng lỗ thường được đặt chung với một lệnh mua hoặc bán để hạn chế mức lỗ ở một vị trí xác định trước. Nhờ vào lệnh dừng lỗ, khả năng “sống sót” trên thị trường tài chính của nhà đầu tư cao hơn.

Ví dụ: Nhà đầu tư A mở vị thế Long (mua) cổ phiếu HPG tại giá 57.000 đồng, với điểm kích hoạt cắt lỗ kỳ vọng là 55.000 đồng. Khi giá đi ngược xu hướng, không tăng như kỳ vọng mà giảm xuống đến 55.000 nghìn thì lệnh Stop loss sẽ tự động đóng lại. Với giao dịch này, nhà đầu tư A lỗ 2.000 đồng/ 1cp.

Các loại lệnh Stoploss trong chứng khoán:

  • Lệnh Stop loss bán (lệnh cắt lỗ bán) dùng với mục đích thực hiện bán cổ phiếu tự động khi đạt mức giá nhất định.
  • Lệnh Stop loss mua (lệnh cắt lỗ mua) dùng để mua cổ phiếu tự động khi đạt mức giá nhất định với mốc đã cài đặt của nhà đầu tư để thu về lợi nhuận từ đợt tăng giá này.

Ưu, nhược điểm khi sử dụng Stop Loss

Ưu điểm:

  • Giúp nhà đầu tư không phải theo dõi hằng ngày các lệnh đang hoạt động. Điều này đặc biệt hữu ích với những nhà đầu tư bận rộn không thể theo dõi thị trường thường xuyên.
  • Duy trì rủi ro và lợi nhuận mong muốn
  • Giảm lỗ cho các  nhà đầu tư: Khi cổ phiếu giảm, lệnh cắt lỗ giúp nhà đầu tư bảo vệ được lợi nhuận của mình và giới hạn khoản lỗ trong khả năng có thể chấp nhận được.

Nhược điểm:

  • Khi thị trường có sự biến động xảy ra giá rất dễ chạy đến điểm dừng lỗ và làm bạn bị out khỏi thị trường
  • Hạn chế lơi nhuận: Trong một chu kỳ tăng, nếu đặt giá quá giới hạn bán quá sớm, nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ lợi nhuận với mức giá tiếp tục tăng sau đó.
  • Khó khăn khi xác định giá giới hạn: Khi đặt lệnh Stoploss, nhà đầu tư xác định mức giá bán/giá mua giới hạn. Việc xác định mức giá phù hơp gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Vai trò của Stop Loss trong giao dịch chứng khoán

Vai trò của Stop Loss trong giao dịch chứng khoán
Vai trò của Stop Loss trong giao dịch chứng khoán

Thực tế cho thấy khi giao dịch, bán sẽ không thể biết trước thị trường sẽ dịch chuyển như thế nào. Nếu bạn không sử dụng stoploss để quản trị rủi ro, bạn có thể mất cả tài khoản hoặc số tiền đầu tư. Chính vì vậy, đừng quên đặt dừng lỗ khi vào lệnh để giao dịch an toàn hơn.

  • Stop loss giúp giảm thiểu rủi ro khi thị trường đi ngược lại xu hướng mà nhà đầu tư dự đoán. Qua đó, hạn chế tối đa rủi ro cháy tài khoản và thua lỗ.
  • Dừng lỗ giúp các  nhà đầu tư loại bỏ hoàn toàn các yếu tố tâm lý trong quá trình giao dịch. Khi thị trường đi ngược lại xu hướng dự đoán, nhà đầu tư có thể cố gắng gồng lỗ với mục đích chờ thị trường hồi phục. Tuy nhiên, không ít trường hợp đi giá không kịp hồi trước khi cháy tài khoản. Chính vì thế, lệnh Stoploss sẽ giúp bạn tự động đóng lệnh khi giá đạt đến điểm cắt lỗ.

Cách đặt Stop Loss phổ biến hiện nay

Hiện nay, các nhà đầu tư thường dựa theo 3 cách sau để xác định điểm stoploss

  • Đặt Stop loss theo phân tích kỹ thuật ( đường xu hướng – trendline, đường MA,…)
  • Đặt Stop loss dựa theo mô hình giá
  • Đặt Stop loss dựa theo hoạt động giá (price action)

Ví dụ điểm Stop Loss dựa theo mô hình giá

Mô hình nến sao mai là một mô hình gồm 3 nến thường xuất hiện ở đáy của một xu hướng giảm. Mô hình này cho thấy sự suy yếu của xu hướng giảm và đặt nền móng cho một xu hướng tăng mới.

Mô hình nến sao mai (morningstar)
Mô hình nến sao mai (Morning Star)

Mô hình nến sao mai gồm 3 nến liên tiếp:

  • Nến 1: Nến giảm dài (màu đỏ)
  • Nến 2: Nến Doji hoặc Spinning Stop (có thể đỏ hoặc xanh)
  • Nến 3: Nến tăng dài (màu xanh, có chiều dài ít nhất bằng ½ cây nến 1)

Khi mô hình giá này xuất hiện, nhà đầu tư có thể xác định điểm vào dừng lỗ (Stop loss) ở phía dưới của cây nến thứ nhất hoặc 2 (nếu nến 2 đỏ). Đây là điểm dưới mức giá thấp nhất của mô hình. 

Các sai lầm khi đặt Stop Loss nhà đầu tư nên tránh

Không phải nhà đầu tư nào cũng thành công 100% khi sử dụng lệnh dừng lỗ. Chính vì vậy, để tránh rủi ro và thua lỗ khi giao dịch, các bạn hãy lưu ý một số sai lầm thường mắc phải sau đây. 

Các sai lầm ghi sử dụng Stop Loss
Các sai lầm ghi sử dụng Stop Loss

Không đặt Stop Loss khi vào lệnh

Đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng và phổ biến ở các nhà đầu tư. Ngay từ thời điểm bạn đặt lệnh, giá sẽ có những biến động rất mạnh. Vì vậy, việc đặt stoploss ngay từ khi mở lệnh sẽ giúp bạn loại bỏ tính cảm xúc khi đưa ra quyết định, đặc biệt khi thị trường dao động với biên độ lớn.

Bên cạnh đó, nếu bạn không đặt dừng lỗ ngay từ khi vào lệnh thì lúc thị trường đi ngược lại với kỳ vọng, có khả năng bạn phải đóng lệnh để bảo toàn vốn. Điều này có thể khiến bạn phải thoát khỏi thị trường sớm, và gây ra nhiều bất lợi cho chính mình. . 

Đặt dừng lỗ một cách tùy hứng

Một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng mà dường như nhà đầu tư nào cũng mắc phải chính là cố gắng khớp thị trường vào phân tích của mình. Trong khi đó, điều bạn nên làm lại là điều ngược lại. Bạn phải tính toán sao cho những phân tích của mình khớp gần nhất với thị trường. 

Di chuyển Stop Loss đến điểm hòa vốn hoặc có lãi ngay khi có thể

Việc di chuyển Stop loss đến điểm hòa vốn hoặc có lãi có bản chất giống với đặt Stop loss bằng các con số ngẫu nhiên. Giao dịch như vậy hoàn toàn dựa theo cảm tính và loại bỏ tất cả các bước phân tích kỹ thuật trước kia bạn đặt ra. 

Không bao giờ thay đổi Stop Loss

Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn với sai lầm được đề cập đến ở trên về việc tùy ý thay đổi Stop loss. Nhưng trên thực tế, khi bạn gặp những cây nến xác nhận xu hướng chứng minh thị trường đang di chuyển theo tính toán của bạn thì có thể thay đổi Stop loss để đảm bảo lợi nhuận. Sự khác biệt ở đây là một quyết định thay đổi dựa trên cảm tính và một quyết định dựa trên tính toán và lý trí. Vì vậy, hãy tỉnh táo khi lựa chọn di chuyển vị trí dừng lỗ. 

Kết luận

Trong bài viết trên, DNSE đã cập nhật cho bạn những kiến thức về Stop loss hay dừng lỗ trong giao dịch. Hy vọng với những thông tin này, các bạn có thể đầu tư an toàn và mang về cho mình lợi nhuận tốt nhất.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan