Doanh nghiệp | 06/06/2023

Tái cơ cấu nợ và những điều cần biết

Nếu đang chìm đắm trong biển nợ, có lẽ bạn đã từng tự hỏi làm thế nào để có thể thoát khỏi tình trạng này. Một giải pháp được đưa ra đó là tái cơ cấu nợ. Vậy hãy xem tái cơ cấu nợ là gì và liệu nó có thể giúp bạn giải quyết vấn đề của mình hay không.

Tái cơ cấu nợ là gì?

Tái cơ cấu nợ là quá trình được các công ty sử dụng để tránh rủi ro vỡ nợ
Tái cơ cấu nợ là quá trình được các công ty sử dụng để tránh rủi ro vỡ nợ

Tái cơ cấu nợ (Debt Restructuring) là cách mà các công ty, cá nhân và thậm chí cả quốc gia sử dụng để tránh tình trạng không trả được nợ hiện tại của họ, chẳng hạn như bằng cách thương lượng để giảm lãi suất.

Khi người nợ gặp khó khăn về tài chính, nó được coi là một giải pháp tiết kiệm hơn so với việc tuyên bố phá sản, và có thể mang lại lợi ích cho cả người vay lẫn người cho vay.

Tái cơ cấu nợ hoạt động như thế nào?

Khi một công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán, họ có thể chọn phương án tái cơ cấu nợ. Quá trình này thường được thực hiện bằng cách thuyết phục người cho vay đồng ý giảm lãi suất các khoản vay, hoặc đồng ý kéo dài thời gian mà công ty cần trả nợ (nghĩa là đưa ra hạn mới cho việc thanh toán), hoặc cả hai. Nhờ đó, công ty sẽ có cơ hội tốt hơn để hoàn thành nghĩa vụ thanh toán và tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình. 

Người cho vay thường đồng ý với điều này bởi họ hiểu rằng, nếu công ty phải phá sản hoặc thanh lý, họ có thể nhận lại số tiền ít hơn so với việc cho phép công ty tái cơ cấu nợ.

Quá trình này hoạt động giống nhau đối với các cá nhân và quốc gia, mặc dù ở quy mô khác nhau.

Các loại hình tái cơ cấu nợ

Tái cơ cấu nợ có thể bao gồm việc hoán đổi nợ thành vốn cổ phần.

Lúc này, người cho vay đồng ý xóa bỏ một phần hoặc toàn bộ số tiền nợ mà họ đang nắm giữ để đối lấy vốn chủ sở hữu trong công ty.

Khi một công ty có mức độ nợ và tài sản lớn, việc buộc tuyên bố phá sản chưa chắc đã là lựa chọn hợp lý, vì tâm lý chủ nợ thường thích kiểm soát một công ty đang gặp khó khăn hơn.

Mặt khác, doanh nghiệp có thể thương lượng với những người mua trái phiếu của họ (trái chủ) để giảm bớt khoản nợ. Việc “cắt lỗ dự kiến” có thể bao gồm xóa bỏ một phần tiền lãi mà công ty chưa trả được, hoặc giảm bớt số tiền gốc mà họ nợ.

Ngoài ra, công ty thường phát hành loại trái phiếu có thể mua lại để bảo vệ mình khỏi rủi ro không thể thanh toán lãi.

Trái phiếu này cho phép công ty mua lại chúng trước thời gian đáo hạn ban đầu. Nó sẽ trở nên hữu ích khi lãi suất thị trường giảm. Vì khi đó, công ty có thể mua lại trái phiếu hiện tại với lãi suất cao hơn và phát hành trái phiếu mới với lãi suất thấp hơn.

Ưu và nhược điểm của tái cơ cấu nợ

Ưu và nhược điểm của tái cơ cấu nợ
Ưu và nhược điểm của tái cơ cấu nợ

Bạn không chắc liệu tái cơ cấu nợ có phải là câu trả lời đúng đắn cho bạn và khoản nợ tồn đọng của bạn hay không? Dưới đây là một số ưu và nhược điểm cần xem xét.

Ưu điểm:

Cung cấp giải pháp giảm nợ: Trong trường hợp không thể tiếp tục trả nợ theo lịch trình hiện tại, việc tái cấu trúc một hoặc nhiều khoản nợ có thể giúp bạn khắc phục tình hình. 

Nếu chủ nợ đồng ý giảm lãi suất, bỏ qua một số phí, giảm tổng số nợ,… bạn có thể phải trả ít tiền hơn tổng số nợ ban đầu.

Tránh tình trạng vỡ nợ: Nếu không thể đáp ứng được khoản thanh toán tối thiểu, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Khi điều này xảy ra, tài khoản của bạn có thể bị khóa và việc vỡ nợ cũng sẽ được ghi nhận trong báo cáo tín dụng. 

Tái cơ cấu nợ trước khi vỡ nợ là một lựa chọn giúp tiết kiệm tiền và bảo vệ điểm tín dụng của bạn.

Nhược điểm:

Không phải lúc nào cũng thành công: Khả năng tái cơ cấu nợ phụ thuộc vào sự đồng ý của người cho vay. Họ có thể cung cấp cho bạn một tùy chọn thanh toán thay thế. Tuy nhiên, chủ nợ không bắt buộc phải đồng ý tái cơ cấu nợ khi bạn yêu cầu.

Có thể đòi hỏi nhiều thời gian và công sức: Tái cơ cấu nợ là một quá trình dài, căng thẳng và tốn thời gian. Hai bên sẽ phải trao đổi với nhau để tìm ra một kế hoạch phù hợp với tình hình tài chính của người vay và đồng thời cần phải có sự đồng ý từ phía người cho vay.

Tuy nhiên, vì đang gặp khó khăn về tài chính nên hầu hết những người vay thường thấy rằng quá trình này đáng để bỏ thời gian và công sức.

Ví dụ về tái cơ cấu nợ

Enterprises là công ty sản xuất các sản phẩm điện tử như tai nghe dây, tai nghe Bluetooth và cáp sạc. Họ đã vay một khoản tiền từ ngân hàng và một chủ nợ địa phương để chi trả cho việc sản xuất dòng tai nghe mới.

Tuy nhiên, sản phẩm mới ra mắt không gặt hái được thành công trên thị trường dẫn tới doanh thu không được như kỳ vọng ban đầu. Kết quả là  Enterprises phải đối mặt với vấn đề về dòng tiền.

Sau đó, họ quyết định áp dụng chiến lược tái cơ cấu nợ. Bằng cách đàm phán với bên cho vay, họ đã thành công trong việc giảm lãi suất và kéo dài thời gian trả nợ. Điều này giúp công ty có thêm thời gian để quản lý các khoản nợ hiện tại, cũng như tiền lương, tiền thuê nhà,… và cải thiện dòng tiền trong tương lai.

Như vậy, khi trải qua quá trình tái cơ cấu nợ, quan trọng nhất là đừng ngại đàm phán các điều khoản mới với người cho vay. Vì nó có thể sẽ giúp bạn được miễn một số khoản phí nhất định hoặc giảm số tiền phải thanh toán hàng tháng thay vì phá sản.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Quỳnh Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan