Kinh tế | 27/12/2022

Tài sản ròng là gì ? Cách tính tài khoản ròng để đầu tư chứng khoán

Tài sản ròng là một thuật ngữ tài chính và rất quan trong đối với một công ty. Nếu mới lập nghiệp hoặc mới đầu tư, thì bạn chắc chắn không thể bỏ qua thuật ngữ này. Vậy tài sản ròng là gì? Cách tính và ý nghĩa của loại tài sản này thế nào? Chúng ta hãy cùng phân tích qua bài viết dưới đây nhé.

Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng (tên tiếng anh: Net Worth) là tài sản của một cá nhân hay một doanh nghiệp lại sau khi lấy tổng tài sản hiện có trừ đi những khoản nợ. Trong đó:

  • Tài sản gồm: tiền mặt, bất động sản, máy móc, công nghệ,…
  • Các khoản nợ: nợ ngân hàng, trả góp, nợ thẻ tín dụng,…

Tài sản ròng phản ánh chính xác nhất về tình hình tài chính mà bạn sở hữu. Ngoài ra, khi bạn muốn vay tiền ngân hàng thì tài sản ròng cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá hồ sơ vay.

Tài sản ròng là gì?
Tài sản ròng là gì? Tìm hiểu về tài khoản ròng trong chứng khoán

Tài sản ròng trong chứng khoán là gì?

Tài sản ròng trong chứng khoán được hiểu là giá trị của tất cả các loại tài sản (tài chính hay phi tài chính) của một doanh nghiệp trừ đi những khoản nợ chưa được thanh toán. Trong đó: 

  • Tài sản tài chính: chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu,…
  • Tài sản phi tài chính: các máy móc, thiết bị, đất đai,…

Tình hình tài chính của một doanh nghiệp được thể hiện rõ nhất thông qua tài sản ròng trong chứng khoán. Các nhà đầu tư sẽ hình dung được giá trị thực tế của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán thông qua thông tin về tài sản ròng.

Các loại tài sản ròng trong doanh nghiệp 

Việc phân loại tài sản ròng sẽ giúp các doanh nghiệp tính toán chuẩn xác và quản lý các tài sản hiệu quả hơn. Các loại tài sản ròng trong doanh nghiệp được chia làm hai loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, cụ thể:

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là bộ phận tài sản có thời gian sử dụng và thu hồi trong một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đơn vị mà quy mô của tài sản ngắn hạn sẽ khác nhau nhưng về chủng loại thì tài sản ngắn hạn gồm những bộ phận sau:

  • Vốn bằng tiền: Là bộ phận tài sản tồn tại dưới dạng tiền tệ, bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: dùng để đầu tư với mục đích kiếm lời và có thời hạn trong một năm, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, đầu tư cổ phiếu ngắn hạn,…
  • Các khoản phải thu: tài sản đang bị các đơn vị, cá nhân, tổ chức khác nắm giữ, bao gồm: phải thu nội bộ, phải thu ngắn hạn đối với khách hàng,…
  • Hàng tồn kho: mục đích là nhằm dự trữ phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc quá trình tiêu thụ. Bao gồm: hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, hàng hoá,…
  • Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm các khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên, các khoản ký cược ký quỹ ngắn hạn,…
Tài sản ngắn hạn là tài sản được tính trong một chu kỳ kinh doanh của công ty hoặc doanh nghiệp!
Tài sản ngắn hạn là tài sản được tính trong một chu kỳ kinh doanh của công ty hoặc doanh nghiệp!

Tài sản dài hạn

Trái ngược với tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn là bộ phận tài sản có thời gian được sử dụng và thu hồi trên một năm hay kéo dài qua một chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn bao gồm:

  • Các khoản phải thu: Các khoản phải thu thuộc tài sản dài hạn đơn vị có trách nhiệm phải thu hồi với thời hạn là trên một năm.
  • Tài sản cố định: là những loại tài liệu sản xuất có đặc điểm nổi bật là thời gian sử dụng ước tính trên một năm và có giá trị lớn, riêng về tiêu chuẩn giá trị sẽ xét ở những khoảng thời gian khác nhau. Trong tài sản cố định có tài sản cố định hữu hình (văn phòng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,…) và tài sản cố định vô hình (bản quyền, thương hiệu, quyền sử dụng đất,…).
  • Bất động sản đầu tư: gồm quyền sử dụng đất, nhà cửa,…
  • Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: được sử dụng để đầu tư với mục đích sinh lời có thời hạn thu hồi trên một năm hay qua một chu kỳ kinh doanh. Bao gồm: các khoản đầu tư vào các dự án của công ty con, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư chứng khoán dài hạn, cho vay dài hạn,…
  • Tài sản dài hạn khác: chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang, chi phí trả trước dài hạn, các khoản ký cược ký quỹ dài hạn,…
Tài sản dài hạn là bộ phận tài sản có thời gian được sử dụng và thu hồi kéo dài qua một chu kỳ kinh doanh
Tài sản dài hạn là bộ phận tài sản có thời gian được sử dụng và thu hồi kéo dài qua một chu kỳ kinh doanh

Cách tính tài sản ròng trong đầu tư chứng khoán

Tài sản ròng trong đầu tư chứng khoán được định giá theo hai cách:

Tính tài sản ròng dựa trên giá trị thị trường

Dựa vào giá trị thị trường, tổng giá trị tài sản ròng được tính bằng tổng giá trị tất cả các loại tài sản của doanh nghiệp trên thị trường (đất đai, tài sản cố định, các bất động sản, nhà máy, cổ phiếu,…) trừ đi các khoản chi phí (nợ) phải trả.

Công thức tính:

Trong đó:

  • NAV: giá trị tài sản ròng doanh nghiệp
  • n: số lượng tài sản doanh nghiệp
  • i: loại tài sản doanh nghiệp hiện có
  • Pi: Giá trị tài sản doanh nghiệp thứ i 
Tính tài sản ròng dựa trên giá trị thị trường
Tính tài sản ròng dựa trên giá trị thị trường

Ví dụ: Anh X là một nhân viên văn phòng có lương tháng là 30 triệu, một căn nhà có giá trị thị trường là 1 tỷ, sổ tiết kiệm trị giá 50 triệu. Ngoài ra, nợ ngân hàng dài hạn để xây nhà là 500 triệu, nợ tín dụng là 30 triệu và nợ tiền khác (đồng nghiệp, bạn bè,…) là 100 triệu. Tính giá trị tài sản ròng của anh X?

Trả lời: 

Tổng tài sản của anh X là: 

1000 + 50 = 1050 triệu ( lương tháng không được tính trong tài sản)

Tổng nợ phải trả của anh X là:

500 + 30 + 100 = 630 triệu

Vậy giá trị tài sản ròng (NAV) của anh X sẽ là: 1050 – 630 = 420 triệu

Lưu ý: Cùng với thời gian, các khoản nợ sẽ được trả dần, giá trị của căn nhà thì sẽ tăng lên nên giá trị ròng của anh X luôn có xu hướng tăng lên.

Tính tài sản ròng dựa trên sổ sách

Ngoài cách tính tài sản ròng dựa trên giá trị thị trường thì các nhà đầu tư cũng có thể tính giá trị tài sản ròng dựa trên bảng báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán mà doanh nghiệp cung cấp.

Công thức tính:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản hiện có – Nợ phải trả

Trong đó:

  • Tổng tài sản bao gồm: tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tài sản lưu động, các khoản cho vay, bất động sản,…
  • Nợ phải trả: nợ tín dụng, vay trả góp, vay thế chấp, thuế, tiền lương người lao động, vay nợ ngân hàng,…

Ví dụ: Doanh nghiệp A có tổng giá trị tài sản là 100 triệu và phải trả các khoản nợ trị giá 20 triệu thì tài sản ròng của doanh nghiệp sẽ là 80 triệu.

Ý nghĩa của tài sản ròng

Đối với cá nhân

  • Là giá trị tài sản của cá nhân đó trừ đi các khoản nợ. 
  • Các loại tài sản vô hình như bằng cấp, chứng chỉ,… sẽ không được tính vào giá trị tài sản ròng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì những tài sản vô hình đó sẽ là căn cứ, công cụ để giúp cá nhân đó tự chủ được tài chính.
Tài sản ròng có rất nhiều ý nghĩa và giá trị đối với cá nhân hay doanh nghiệp!
Tài sản ròng có rất nhiều ý nghĩa và giá trị đối với cá nhân hay doanh nghiệp!

Đối với doanh nghiệp

  • Giúp doanh nghiệp đánh giá giá trị tài sản thực tế của doanh nghiệp, từ đó cho thấy khả năng tài chính cũng như khả năng phát triển trong tương lai.
  • Trong doanh nghiệp thì NAV được gọi là giá trị sổ sách hoặc vốn của chủ sở hữu riêng. Giá trị này được tính dựa trên tổng giá trị tài sản và những khoản nợ mà doanh nghiệp đó phải trả, các số liệu sẽ được thể hiện rõ ràng trên các bản báo cáo tài chính.
  • Trong bảng cân đối kế toán, nếu các khoản lỗ mà vượt quá số vốn chủ sở hữu thì nghĩa là giá trị tài sản đó sẽ bị âm, các nhà đầu tư đang bị lỗ vốn.
  • Doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động vay vốn tín dụng thông qua chỉ số này, các khoản vay sẽ dựa trên những đánh giá về tài sản cố định.

Đối với quốc gia

  • Là tính bằng công thức: NAV = giá trị tài sản ròng của tất cả các công ty + tổ chức + cá nhân định cư trong quốc giá đó + tài sản ròng của chính phủ.
  • Được hiểu là, NAV càng lớn thì sức mạnh tài chính của quốc gia đó càng mạnh hơn khi so với các nước khác.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau phân tích xong về thuật ngữ tài chính tài sản ròng. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại những thông tin hữu ích nhất cho bạn.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Dương Huyền My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan