Tài chính - Ngân hàng | 10/04/2023

Tài sản thế chấp là gì? Những điều cần lưu ý khi thế chấp tài sản

Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản. Vậy nên bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền. Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn giúp bạn về tài sản thế chấp là gì.

Tài sản thế chấp là gì?

Theo Bộ luật dân sự, tại Điều 317: Thế chấp tài sản là việc một bên (hay còn gọi là bên thế chấp). Họ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm và thực hiện nghĩa vụ và không cần giao tài sản cho bên còn lại (bên thế chấp).

Thông thường, tài sản thế chấp sẽ vẫn do bên thế chấp giữ. Trừ khi các bên có thỏa thuận giao cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ. 

Các loại tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp hữu hình và vô hình

  • Tài sản hữu hình là một tài sản chiếm một phần trong không gian và con người có thể nhận biết được nhờ các giác quan chẳng hạn như: cầm, nắm, sờ,…
  • Tài sản vô hình là các thông tin, tri thức hoặc các quyền tài sản. Chẳng hạn như: quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán phát sinh từ hợp đồng.

Các chủ thể sẽ có thể dễ dàng phân loại các giấy tờ cần thiết. Việc này sẽ chứng minh được quyền sở hữu của bên thế chấp khi thiết lập hợp đồng thế chấp nhờ việc phân loại này. Đặc biệt là đối với hợp đồng thế chấp.

Sự phân biệt này giúp bên thế chấp xác định được phương thức xử lý tài sản thích hợp trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. 

Với các tài sản hữu hình, bên thế chấp có thể tiến hành bán đấu giá hoặc nhận chính tài sản thế chấp. Còn đối với các tài sản vô hình thì đây là việc thực hiện quyền yêu cầu đối với các bên có nghĩa vụ tương tự.

Tài sản thế chấp là động sản hoặc bất động sản

Theo Điều 318 Khoản 1 & 2 cũng đề cập đến phân loại này dựa theo 2 nguyên tắc chính, cụ thể như sau:

  • Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản hoặc động sản có vật phụ, nó cũng thuộc tài sản thế chấp trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp thế chấp một phần bất động sản hoặc động sản thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc loại tài sản thay thế trừ khi có kèm theo các thỏa thuận khác.

Việc phân loại này dựa trên đặc tính di dời của tài sản. Theo bộ luật dân sự phân biệt bất động sản và động sản bằng phương pháp loại trừ. Họ liệt kê những tài sản bất động sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình gắn liền với đất đai,… Và còn lại sẽ là động sản.

Các chủ thể có thể lựa chọn động sản hay bất động sản làm tài sản phù hợp. Từ đó, bên nhận thế chấp có thể tiến hành quyền truy đòi của mình nhờ cách phân loại này. 

Do đặc tính di dời của bất động sản nên không dễ để thực hiện quyền truy đòi của bên nhận thế chấp.
Các tài sản không có giấy tờ đăng ký sở hữu như xe đạp, máy tính, điện thoại,… thì cần cụ thể hoá bằng văn bản các quy định về bảo quản, trông giữ, sử dụng các tài sản này.

Có 4 loại tài sản thế chấp
Có 4 loại tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp hiện có và tài sản thế chấp hình thành trong tương lai

Theo Điều 108 của bộ luật dân sự, sau đây sẽ là cách phân loại giữa 2 tài sản trên:

  • Tài sản hiện có là các tài sản đã được hình thành cũng như chủ thể đã thiết lập quyền sở hữu với tài sản trước hoặc tại thời điểm thiết lập giao dịch.
  • Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa hình thành nhưng chủ thế xác lập quyền sở hữu sau thời điểm nhất định được xác lập giao dịch.

Quá trình phân loại này giúp bên nhận thế chấp có thể cân nhắc được các yếu tố pháp lý về khả năng hình thành trong tương lai khi lựa chọn chúng thành tài sản thế chấp. 

Để có thể hạn chế tối đa rủi ro thì bên nhận thế chấp có thể yêu cầu bên thế chấp mua bảo hiểm. Việc này sẽ đảm bảo rằng tài sản thế chấp sẽ được hoàn thành đúng tiến độ.

Tài sản thế chấp là tài sản được đăng ký quyền sở hữu hoặc không đăng ký

Dựa trên quá trình quản lý của nhà nước với tất cả các loại tài sản thì tài sản thế chấp sẽ được chia thành 2 loại. Bao gồm tài sản có đăng ký quyền sở hữu và tài sản không có đăng ký quyền sở hữu.

  • Các tài sản có đăng ký quyền sở hữu cụ thể như sử dụng đất, nhà ở, công trình hoặc một số phương tiện giao thông như: máy bay, tàu thuyền,…
  • Tài sản thế chấp không đăng ký quyền sở hữu được hiểu là những tài sản còn lại theo phương pháp loại trừ trong mối quan hệ với tài sản có quyền đăng ký quyền sở hữu.

Nhờ việc phân loại này các chủ thể có thể lựa chọn được cách thức phù hợp. Việc này nhằm xác định quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp. 

Trường hợp tài sản đó là tài sản phải cấp đăng ký quyền sở hữu. Khi đó bên nhận thế chấp phải kiểm tra tính xác thực của giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản. 

Tương tự, nếu đó là tải sản không đăng ký quyền sở hữu thì phải kiểm tra các giấy tờ khác nhằm chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản, chẳng hạn như hóa đơn.

Một số quy định cần lưu ý khi thế chấp tài sản

Cần lưu ý những quy định gì trước khi thế chấp tài sản?
Cần lưu ý những quy định gì trước khi thế chấp tài sản?
  • Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết
  • Nếu thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng sẽ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có các thỏa thuận kèm theo.
  • Pháp luật Việt Nam cho phép thế chấp tài sản để vay vốn. Quá trình vay vốn sẽ phụ thuộc vào giá trị bất động sản khi đã thẩm định.
  • Tài sản trước thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng nên quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc thế chấp trước khi kết hôn không cần có sự đồng ý của vợ hoặc chồng.
  • Hợp đồng thế chấp phải được lập thành dưới dạng văn bản, nếu không sẽ không đáp ứng được điều kiện hình thức giao dịch dân sự dẫn đến hợp đồng có thể dễ dàng bị vô hiệu.
  • Sau khi kết thúc hợp đồng, bên nhận thế chấp sẽ phải trả lại tài sản thế chấp và các bên làm thủ tục xóa cũng như đăng ký thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Hợp đồng thế chấp sản cần bao gồm các nội dung sau: Chủ thể ký hợp đồng; tài sản thế chấp; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp, bên nhận thế chấp, bên thứ ba giữ tài sản thế chấp; thời gian chấm dứt; hiệu lực của hợp đồng.

Trên đây là những thông tin về tài sản thế chấp là gì, hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cũng như thuận tiện trong quá trình tìm hiểu trước khi vay vốn.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Thu Hằng

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan