Chứng khoán | 07/04/2023

Tất tần tật về lệnh LO trong chứng khoán

Lệnh LO không phải quá xa lạ với nhà đầu tư. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng về loại lệnh này hay chưa? Cách đặt lệnh giới hạn trong chứng khoán như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải thích những vấn đề đó.

Lệnh LO là gì?

Lệnh LO (Limit Order) được dùng để mua hoặc bán chứng khoán theo mức giá nhà đầu tư chỉ định. Nó sẽ được kích hoạt từ lúc nhập vào hệ thống giao dịch đến ngày giao dịch hoặc đến khi lệnh bị hủy. 

Các nhà đầu tư sử dụng lệnh này nhiều nhất là làm lệnh chờ. Nói một cách đơn giản là khi đặt lệnh Bán LO, lệnh sẽ được khớp khi giá ở thời điểm bằng hoặc cao hơn lệnh đặt. Nếu Mua LO, lệnh sẽ khớp khi giá thấp hơn hoặc bằng lệnh đặt.

Lệnh Limit Order được sử dụng trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCOM và trên tất cả các phiên giao dịch.

Ví dụ về lệnh LO như sau: 

Nhà đầu tư thiết lập lệnh Limit Order để mua cổ phiếu XYZ với mức giá 30.000VND. Khi đó, giao dịch sẽ được khớp với mức giá bằng hoặc thấp hơn 30.000VND. Ngược lại, nếu nhà đầu tư thiết lập lệnh để bán cổ phiếu XYZ đó với mức giá giới hạn là 40.000VND thì giao dịch sẽ được khớp.

Đặc điểm của lệnh LO

  • Lệnh LO cho phép các giao dịch thực hiện tại mức tối đa hoặc mức tối thiểu so với mức giới hạn
  • Lệnh này sẽ được gọi là lệnh chờ giao dịch. Nói cách khác khi các điều kiện chưa được đáp ứng thì lệnh này là lệnh chờ, không được khớp ngay.
  • Nó không phải là lệnh ưu tiên, không để tranh mua – bán nên nhà đầu tư cần chờ đến khi giá được khớp.
  • Trong phiên khớp lệnh định kỳ, lệnh LO sẽ được ưu tiên khớp sau lệnh ATC. ATO và với phiên khớp lệnh liên tục, lệnh LO sẽ ưu tiên khớp .sau lệnh MP. 
  • Nó có hiệu lực từ khi cài đặt vào hệ thống đến hết ngày giao dịch. Lệnh LO sẽ được thực hiện từ: 9h-11h30 và 13h-14h45 trên sàn HOSE và HNX. Còn sàn Upcom, lệnh LO sẽ có hiệu lực từ 9h-11h30 và 13h-15h.
  • Lệnh này luôn giải quyết chủ yếu bằng giá. Nhà đầu tư cần ghi mức giá cụ thể muốn mua hoặc bán, hệ thống sẽ dựa trên mức giá cụ thể để khớp lệnh.

Ưu và nhược điểm khi dùng lệnh LO

Ưu điểm

  • Tạo cơ hội cho nhà đầu tư mua bán một loại chứng khoán với giá tốt hơn giá thị trường tại thời điểm lúc ra lệnh, qua đó thu về lợi nhuận cao.
  • Thuận tiện cho nhà đầu tư trong việc dự đoán mức lãi hay lỗ trong phiên giao dịch
  • Giảm tối đa các rủi ro trong giao dịch khi nhà đầu tư đặt lệnh trong trường hợp sở hữu đầy đủ các điều kiện cần thiết.

Nhược điểm

  • Nhà đầu tư mất cơ hội nếu giá trên thị trường bỏ xa mức giá giới hạn
  • Lệnh Limit Order có thể không thực hiện được ngay khi giá giới hạn được đáp ứng do không đáp ứng được nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh.
  • Hình thành áp lực tâm lý cho nhà đầu tư vì làm mất thời gian chờ đợi do biến động của thị trường không khớp với dự đoán của nhà đầu tư.

Các loại lệnh LO trong chứng khoán

Có hai loại lệnh LO được sử dụng trong giao dịch trên sàn chứng khoán:

  • Lệnh LO trong phiên mở cửa. Giao dịch được thực hiện nếu giá thị trường thỏa mãn mức giá giới hạn được thiết lập. Lệnh chỉ có hiệu lực trong phiên mở cửa, sau thời gian này lệnh sẽ không được áp dụng nữa. 
  • Lệnh LO trong phiên đóng cửa. Nếu các điều kiện không đáp ứng được giá giới hạn thì lệnh LO sẽ bị hủy. 

Ví dụ với App Entrade X

Tại ứng dụng Extrade X, người dùng khi tạo lệnh mua, bán chỉ cần bấm vào tuỳ chọn LO và nhập khối lượng, giá.  

Sau khi đặt lệnh, người dùng có thể vào màn hình Sổ lệnh để kiểm tra trạng thái các lệnh mình đã đặt.

Một số lưu ý khi sử dụng lệnh LO

  • Vì lệnh này cho phép đặt với khối lượng cũng như mức giá cố định nên nhà đầu tư có thể đặt mua hoặc bán tại mức giá phù hợp nhất để có được lợi nhuận cao.
  • Trong các phiên ATO, ATC, lệnh LO có thể khớp được với giá tốt nhất với giá bạn đã đặt. Nếu nhà đầu tư tự đặt mua với giá cao hơn giá cuối cùng thì sẽ được mua với giá cuối. Nếu thấp hơn thì không khớp. Nếu nhà đầu tư đặt bán thấp hơn giá cuối thì sẽ bán được giá cuối cùng còn ngược lại nếu cao hơn thì không khớp. Nhà đầu tư cần linh động khi đặt mua chứng khoán với lệnh giới hạn LO.
  • Nếu bạn mua với giá cao, bán với giá thấp thì lúc này lệnh LO có thể gần giống với lệnh MP.

Đối với mỗi nhà đầu tư, lệnh LO là lệnh được quan tâm khá nhiều. Hy vọng bài viết trên đây, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất về lệnh này cũng như những kiến thức xung quanh nó.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Thu Hằng

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan