Kinh tế | 14/09/2022

Thị phần là gì? Cách tính thị phần của doanh nghiệp như thế nào?

Thị phần là một khái niệm rất phổ biến. Với nhà đầu tư, Xxác định đúng thị phần sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định mua bán tối ưu và ngược lại. Vậy thị phần là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thị phần là gì?
Thị phần là gì?

Thị phần là gì?

Thị phần (market share) là thuật ngữ dùng để chỉ phần trăm tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường.

Thị phần là một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đơn vị sở hữu thị phần cao thường sẽ đi cùng với mức doanh thu cao và cũng có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường.

Cách tính thị phần doanh nghiệp

Một vài lưu ý quan trọng về cách tính thị phần sau:

  • Chủ doanh nghiệp nên cẩn thận thu thập số liệu sao cho chính xác nhất có thể. Điều này sẽ đem lại kết quả đúng với thực tế và góp phần đưa ra được các nhận định hiệu quả hơn.
  • Thị phần sẽ đại diện tỉ lệ phần trăm sản phẩm/dịch vụ được tiêu thụ trong toàn ngành ở một khoản thời gian xác định. Vậy nên thời gian sẽ được tính theo tháng hoặc theo năm.
  • Đơn vị tính của thị phần bắt buộc phải đồng nhất, đồng thời điểm. 

Công thức tính thị phần doanh nghiệp:

Thị phần (theo %) = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường x 100%

Hoặc:

Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Ví dụ: Sản phẩm kinh doanh chính của doanh nghiệp A là khóa học online. Tổng thị phần khóa học bán ra là 1000 khóa, trong đó doanh nghiệp A bán được 200 khóa. Vậy, có thể nói rằng doanh nghiệp A đang chiếm 20% thị phần khóa học online.

Công thức tính thị phần tương đối của doanh nghiệp

Thị phần tương đối thể hiện quy mô và lợi thế của doanh nghiệp so với những đối thủ. Khi tính ra được thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ, các nhà điều hành có thể vạch ra được những chiến lược phù hợp để cạnh tranh, mở rộng thị phần.

Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp / Tổng doanh số của đối thủ cạnh tranh thu được trong thị trường.

Hoặc:

Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Ý nghĩa của thị phần là gì?

Ý nghĩa của thị phần với doanh nghiệp
Ý nghĩa của thị phần với doanh nghiệp

Thị phần có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Đơn vị doanh nghiệp

 chiếm được nhiều thị phần sẽ có nhiều ưu thế hơn trên thị trường và ngược lại:

  • Xác định được thị phần sẽ giúp đánh giá được khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh, giải pháp phù hợp để phát triển. 
  • Doanh nghiệp chiếm được thị phần lớn trên thị trường sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô của mình. Thậm chí mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm nếu phát triển tốt.
  • Nếu đang sở hữu mức thị phần thấp, thì đây là một cơ hội để doanh nghiệp nhìn lại mình. Doanh nghiệp sẽ có xem xét lại những yếu tố quan trọng. Một số hoạt động có thể kể đến như: Phân tích đối thủ cạnh tranh, ưu nhược điểm, đặc điểm của thị trường mà mình đang hướng đến; Bổ sung nhân lực; Thay đổi chiến lược kinh doanh…

Ví dụ về thị phần trong thực tế

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của thị phần, bạn có thể lấy Tập Đoàn Hòa Phát đầu năm 2024 làm ví dụ như sau:

  • Tập đoàn Hòa Phát (HPG) giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng. Là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được thép cuộn cán nóng. HPG nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới.
  • Vào tháng 3 năm 2022, thị phần thép xây dựng của Hòa Phát đạt 36,3%. Tăng gần 6% so với thời điểm cuối năm 2021. 
  • Trong tháng đầu năm 2022, sản lượng thép xây dựng Hòa Phát tăng mạnh tại thị trường nội địa. Do nhu cầu xây dựng dân dụng và các dự án trước Tết Nhâm Dần tăng. Bằng những lợi thế có được từ thị phần lớn trong ngành thép, HPG liên tục đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất cũng như liên tục cải tiến công nghệ sản xuất. 
  • Tháng 6/2022, CTCP Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 780.000 tấn thép thô. Tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. 
  • Tổng lượng bán hàng phôi thép, thép xây dựng và thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 660.000 tấn. Tăng 10% so với tháng 5/2021. Riêng thép xây dựng đạt 393.000 tấn, tăng 32% so với tháng trước và 21% so với cùng kỳ 2021.
  • Nhờ công nghệ đáp ứng được các tiêu chuẩn cao, HPG còn liên tục nhận được những đơn đặt hàng lớn trên thị trường quốc tế. Thị trường xuất khẩu chính gồm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia.

Áp dụng mô hình BCG để xác định thị phần tăng trưởng

Để đánh giá đúng thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp, thì mô hình Boston (mô hình BCG) đã và đang được rất nhiều nhà quản lý tin tưởng sử dụng. 

Đây là phương pháp có thể dùng để xem xét các cơ hội tăng trưởng bằng thị phần. Trong đó mô hình được chia thành 4 phần: Ngôi sao, Dấu hỏi, Con bò  và Con chó

4 hình này được bố trí trên hệ trục toạ độ với trục tung là sự Tăng trưởng doanh số, sản lượng và trục hoành là Thị phần.

Áp dụng mô hình BCG để xác định thị phần
Áp dụng mô hình BCG để xác định thị phần

Ngôi sao

Sản phẩm ở nhóm ngôi sao được đánh giá đang có thị phần tốt. Được thị trường chào đón mạnh mẽ. Doanh nghiệp nên tiếp tục đầu tư và phát triển để tận dụng tối đa những lợi thế mà nhóm sản phẩm ngôi sao mang lại.

Con bò

Đây thường là những sản phẩm có thị phần nhất định trong ngành, tăng trưởng chậm nhưng doanh thu đem lại ổn định. Tuy nhiên, nhóm sản phẩm bò sữa sẽ ít có khả năng phát triển tiếp do đã bão hòa. Doanh nghiệp cần duy trì nhóm này ở mức độ vừa phải nhằm hạn chế việc giảm thị phần.

Dấu hỏi chấm

Sản phẩm dấu chấm hỏi có thị phần nhỏ, mới được tung ra nên chưa được biết đến nhiều trong ngành. Nếu sản phẩm nhận được tín hiệu tốt sau khi nghiên cứu và thử nghiệm thì sẽ tăng trưởng rất nhanh. Doanh nghiệp khi đó cần đẩy mạnh marketing và cho vào nhóm ngôi sao, còn sản phẩm không bán được thì để vào nhóm con chó.

Con chó

Đây là những sản phẩm không còn tiềm năng, không mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân nhắc có những biện pháp xử lý, loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh tổn thất về chi phí và nhân lực thực hiện.

Qua bài viết trên, có thể thấy thị phần là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư cần xác định rõ trước khi tham gia đầu tư. Hi vọng nội dung chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc thấy được những góc nhìn thú vị và bổ ích về khái niệm thị phần là gì. Để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích khác, hay ghé thăm DNSE thường xuyên bạn nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan