Kiến thức tổng quan | 30/03/2022

Thoái vốn là gì? Ba hình thức thoái vốn phổ biến hiện nay

Thoái vốn là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư. Tại Việt Nam, cụm từ này càng trở nên phổ biến hơn bởi sự quan tâm đầu tư tài chính ngày càng nhiều. Thoái vốn có tác động rất lớn đến cơ cấu và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Vậy thoái vốn là gì? Có những hình thức thoái vốn nào hiện nay? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây của DNSE để được giải đáp nhé. 

Thoái vốn là gì?
Thoái vốn là gì?

Thoái vốn là gì? 

Thoái vốn (tiếng Anh là Divestment) là quá trình bán tài sản hoặc rút khoản đầu tư từ công ty con nhằm củng cố giá trị của công ty mẹ. Tùy thuộc vào mục đích thoái vốn, ban điều hành sẽ quyết định bán một phần hoặc toàn bộ tài sản. 

Đơn giản hơn, thoái vốn được sử dụng để cải thiện giá trị tổng thể của công ty bằng cách loại bỏ các tài sản kém hiệu quả. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.

Ví dụ về thoái vốn bao gồm bán quyền sở hữu trí tuệ, mua lại và sáp nhập công ty cũng như thoái vốn theo lệnh của tòa án.

Thoái vốn là hình thức mua bán tài sản hoạt động kém hiệu quả
Thoái vốn là hình thức mua bán tài sản hoạt động kém hiệu quả

Ngoài cổ phiếu và trái phiếu, có rất nhiều loại tài sản có thể được thoái vốn, chẳng hạn như:

  • Công ty con
  • Thiết bị công ty
  • Bộ phận kinh doanh
  • Bất động sản hoặc tài sản thương mại

Khi những tài sản này được thoái vốn hoặc bán bớt, số tiền thu được sau đó sẽ được đưa trở lại công ty để trả các khoản nợ hoặc tài trợ cho các dự án mới.

Dưới góc độ của nhà đầu tư, thoái vốn là việc bán bớt các khoản đầu, góp vốn kinh doanh vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Các lý do này có thể là: hoạt động kém hiệu quả, nhà đầu tư không thể tham gia quản lý,… Mục đích thoái vốn của nhà đầu tư là rút lại phần vốn đã góp của mình, tránh thua lỗ. 

Ba loại thoái vốn phổ biến hiện nay

Trên thị trường, chúng ta thường thấy 3 loại thoái vốn phổ biến nhất hiện nay: 

  • Thoái vốn Nhà nước: Đây là việc làm của Chính phủ hoặc tổ chức Nhà nước nhằm bán hoặc thanh lý hoặc rút vốn đầu tư khỏi các công ty con. Điều này tạo điều kiện phân bổ lại nguồn lực cho những nơi hoạt động hiệu quả hơn trong công việc hoặc dự án do Chính phủ tài trợ. Hoạt động thoái vốn nhà nước cũng giúp tạo động lực tăng trưởng cho thị trường chứng khoán tăng trưởng. 
  • Thoái vốn cổ phiếu: Đây là hoạt động các công ty mẹ chia cổ phiếu từ các công ty con cho cổ đông. Do đó, những cổ phiếu này có thể giao dịch trên sàn chứng khoán như thường. 
  • Thoái vốn cổ phần: Đây là hoạt động của một cá nhân/tổ chức quyết định đầu tư vào một công ty cổ phần nào đó. Sau đó họ bán lại khoản đầu tư của mình cho một cá nhân/tổ chức khác. 

Những lý do đằng sau việc doanh nghiệp thoái vốn là gì? 

Có nhiều lý do dẫn đến việc thoái vốn của một công ty. Một số các lý do khiến họ quyết định bán tài sản, một đơn vị kinh doanh hoặc toàn bộ công ty như sau: 

Vì sao một doanh nghiệp thoái vốn
Vì sao một doanh nghiệp thoái vốn?

Bán bớt đơn vị kinh doanh hoạt động kém hiệu quả

Hầu hết các công ty quyết định bán bớt một phần lĩnh vực kinh doanh nếu chúng không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Điều này giúp họ tập trung hơn vào các đơn vị đang hoạt động tốt và có lãi.

Nhu cầu về tiền/vốn

Doanh nghiệp có thể thực hiện thoái vốn nếu họ đang có nhu cầu về vốn/tiền để đầu tư. Họ sẵn sàng bán một đơn vị kinh doanh không quan trọng để lấy tiền mặt phục vụ cho các chiến lược kinh doanh. 

Để tăng giá trị bán lại

Tổng giá trị thanh lý tài sản riêng lẻ của một công ty có thể cao hơn giá trị thị trường tổng tài sản kết hợp của nó. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ thu được nhiều hơn khi thanh lý lần lượt tài sản hiện có. 

Để đảm bảo sự tồn tại hoặc ổn định của doanh nghiệp

Đôi khi, trong quá trình hoạt động, các công ty có thể gặp khó khăn về tài chính. Do đó, thay vì đóng cửa hoặc tuyên bố phá sản, bán một đơn vị kinh doanh sẽ là một giải pháp tối ưu hơn. 

Tuân thủ nguyên tắc của cơ quan quản lý

Ngoài những lý do xuất phát từ nội tại, thoái vốn cũng có thể đến từ yêu cầu bên ngoài. Đó có thể là lệnh của tòa án yêu cầu bán một phần doanh nghiệp để cải thiện sự cạnh tranh trên thị trường.

Những lý do nhà đầu tư cá nhân thoái vốn là gì?

Không chỉ doanh nghiệp mà các nhà đầu tư cá nhân cũng thực hiện thoái vốn khi đầu tư. Vây khi nào thì một nhà đầu tư cá nhân sẽ thực hiện thoái vốn? Rất đơn giản, nhà đầu tư thường thoái vốn khi xảy ra một trong số những trường hợp sau: 

  • Tài sản không còn tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.
  • Vị thế đầu tư không còn phù hợp với quan điểm cá nhân hoặc tiêu chuẩn đạo đức.
  • Nội dung đầu tư không còn đáp ứng được tầm nhìn và mục tiêu của cá nhân.

Các hình thức thoái vốn 

Các công ty thoái vốn để quản lý hiệu quả danh mục tài sản của họ. Và họ sẽ thường lựa chọn một trong 3 hình thức thoái vốn sau: 

Các hình thức thoái vốn hiện nay
3 hình thức thoái vốn hiện nay

Spin off (Chia tách)

Đây là một hình thức thoái vốn không sử dụng tiền mặt và được miễn thuế. Một doanh nghiệp sẽ được tách ra từ công ty mẹ và trở thành một công ty riêng biệt. Công ty con này sẽ hoạt động độc lập và phát hành cổ phiếu mới.  

Ví dụ: Công ty A là doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì A muốn tập trung phát triển hoạt động kinh chính nên đã chuyển một phần cổ phần sang công ty mới, tạo thành doanh nghiệp B. Lúc này, công ty A và B hoạt động song song và độc lập với nhau. Công ty B có thể phát triển, niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán với mã cổ phiếu hoàn toàn mới. 

Bán cổ phần khơi mào (Cắt giảm vốn chủ sở hữu) 

Đây là hình thức công ty mẹ bán một tỷ lệ phần trăm vốn chủ sở hữu của công ty con ra công chúng thông qua IPO. Đây cũng là giao dịch miễn thuế, mua bán cổ phiếu công khai bằng tiền mặt. Đồng thời, công ty mẹ nắm cổ phần chi phối nên không phải thoái toàn bộ vốn khỏi công ty con. Việc bán khơi mào một lượng nhỏ cổ phần ra thị trường giúp công ty con được các nhà đầu tư quan tâm hơn. Nhờ đó, nó có thể giúp giá cổ phiếu tăng dần lên sau một thời gian ngắn. 

Ví dụ: Có hai doanh nghiệp: A (công ty mẹ), B (công ty con). Doanh nghiệp A muốn nâng cao giá trị nên quyết định bán bớt vốn của công ty con B đang hoạt động kém hiệu quả thông qua việc phát hành cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán. Sở dĩ công ty A chỉ bán khơi mào một phần vì trước khi phát hành cổ phiếu ra thị trường, công ty con B thường được ít người biết tới. 

Bán tài sản trực tiếp

Đây là cách được sử dụng phổ biến nhất để thực hiện thoái vốn. Với hình thức bán trực tiếp, công ty mẹ bán tài sản của mình cho một bên khác. Bởi đây là một giao dịch tiền mặt, nó có liên quan đến các hậu quả về thuế nếu tài sản được bán để kiếm lời. Để giúp giảm thiểu tình trạng thuế nếu công ty của bạn đang cần tiền mặt, bạn có thể bán tài sản dưới giá trị sổ sách của chúng.

Ví dụ: Do nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả, doanh nghiệp A quyết định bán bớt tài sản để tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Những tài sản có thể bán như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, nhà xưởng, trụ sở,… thông qua hình thức đấu giá, chỉ định hoặc niêm yết giá. Tùy thuộc vào giá trị tài sản và quy định của pháp luật để lựa chọn hình thức phù hợp. 

Kết luận

Như vậy, DNSE đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản để trả lời cho câu hỏi thoái vốn là gì. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được nền tảng kiến thức vững chắc. Và nhờ đó, bạn sẽ quyết đoán và sáng suốt suốt trong các quyết định đầu tư của mình. Hãy theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nữa nhé. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Thị Hậu

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan