Bảo hiểm - Thuế | 10/03/2023

Thuế chống bán phá giá là gì? Nguyên tắc và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá là loại thuế nhập khẩu bổ sung đối với các mặt hàng bán phá giá. Nó giúp ngăn chặn hoặc hạn chế những tác động tiêu cực tới các ngành sản xuất trong nước. Vậy cụ thể loại thuế này được áp dụng như thế nào? Hãy cùng DNSE đi tìm câu trả lời nhé!

Thuế chống bán phá giá là gì?
Thuế chống bán phá giá là gì?

Thuế chống bán phá giá là gì?

Bán phá giá là việc hàng hóa nước ngoài nhập khẩu được bán với mức giá thấp hơn giá thông thường của nó. Việc này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành hàng sản xuất trong nước.

Thuế chống bán phá giá là thuế bổ sung được áp dụng đối với những hàng hóa bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Những mặt hàng này bị áp thuế bởi nó có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại không nhỏ tới ngành sản xuất trong nước. Trong một số trường hợp, chúng còn có thể ngăn cản sự hình thành ngành sản xuất mới ở trong nước.

Loại thuế này ra đời nhằm ngăn chặn các hành vi bán phá giá. Nó được quy định rõ trong Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 và Luật quản lý Ngoại thương năm 2017.

Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá

Loại thuế này áp dụng đối với mặt hàng thỏa mãn các điều kiện:

  • Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá ở Việt Nam. Trong đó biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể.
  • Việc hàng hóa bán phá giá đe dọa, gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Nguyên tắc áp dụng thuế chống phá giá

  • Chỉ được áp dụng hình thức thuế này ở mức độ cần thiết. Mục đích chính là để ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại lớn đối với ngành sản xuất trong nước.
  • Cần tiến hành điều tra trước khi áp dụng thuế. Mức thuế áp dụng phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của luật pháp.
  • Chỉ áp dụng loại thuế này cho những hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Áp dụng thuế chống phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế xã hội trong nước.

Thời hạn áp dụng thuế chống phá giá

Thuế được áp dụng trong thời hạn không quá 5 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực. Trong trường hợp cần thiết, có thể gia hạn quyết định áp dụng thuế chống phá giá.

Áp dụng thuế chống bán phá giá

Áp dụng thuế chống bán phá giá
Áp dụng thuế chống bán phá giá
  • Thuế được áp dụng, thay đổi hoặc bãi bỏ theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 và pháp luật liên quan.
  • Người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế đối với mặt hàng bán phá giá theo quy định của pháp luật. Giá trị thuế căn cứ vào mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.
  • Việc áp dụng loại thuế này do Bộ Công thương quyết định.
  • Việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả do Bộ Tài chính quy định.
  • Trong trường hợp lợi ích quốc gia bị xâm hại hoặc vi phạm, Chính phủ cần báo cáo Quốc hội để áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp theo các Điều ước quốc tế.

Áp dụng thuế chống phá giá có hiệu lực trở về trước

  • Nếu kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định việc bán phá giá của mặt hàng gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.
  • Thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được áp dụng với mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam được xác định bị bán phá giá trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng loại thuế này; khối lượng hoặc số lượng bị bán phá giá tăng nhanh bất thường trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế tạm thời và gây ra thiệt hại khó khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

Kết

Thuế chống bán phá giá là một biện pháp quan trọng trong phòng vệ thương mại của mỗi quốc gia. Nó rất cần thiết để bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi tác động xấu từ bên ngoài. Đừng quên theo dõi DNSE để biết thêm nhiều kiến thức tài chính bổ ích nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Mai Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan