Quản lý tài sản | 22/12/2021

Tiết kiệm mua nhà thế nào với mức lương 20 triệu/tháng?

Tiết kiệm tiền thế nào để có thể mua nhà khi mức lương 20 triệu 1 tháng? Đây là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ hiện nay. Bạn đã có kế hoạch như thế nào để sở hữu một ngôi nhà của riêng mình chưa? Làm thế nào để cân đối tài chính với các nhu cầu khác trong cuộc sống hàng ngày? Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tiết kiệm tiền để mua nhà với mức lương 20 triệu/ tháng
Tiết kiệm tiền để mua nhà với mức lương 20 triệu/ tháng

Đặt ra mục tiêu tiết kiệm mua nhà

Với mức lương 20 triệu có thể sở hữu căn nhà sớm nhất có thể, bạn cần phải đề ra mục tiêu hay những cách tiết kiệm mua nhà. Do đó, việc thiết lập mục tiêu rất quan trọng. Bạn cần phải trả lời một số câu hỏi như:

  • Hiện tại mức tài chính của bạn như thế nào?
  • Bạn muốn mua căn nhà nằm ở vị trí nào?
  • Diện tích ngôi nhà mà bạn muốn sở hữu?
  • Với mức lương 20 triệu thì bạn cần bao nhiêu năm tiết kiệm mua nhà?

Sau khi có thể trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ lên được kế hoạch hợp lý để mua nhà khi mức lương tầm 20 triệu. 

Xây dựng kế hoạch chi tiêu tiết kiệm để mua nhà

Xây dựng ngân sách chi tiêu dài hạn

Để sở hữu căn nhà khi với mức lương tầm 20 triệu mỗi tháng, điều cần thiết nhất là bạn cần xây dựng cho mình kế hoạch xây dựng ngân sách chi tiêu dài hạn. Đặc biệt, nếu mua nhà mà cần sự trợ giúp từ phía ngân hàng, bạn cần lập kế hoạch chi tiêu cụ thể để trả lãi hàng tháng cũng như đảm bảo nhu cầu chi tiêu hàng ngày cho bạn và gia đình. 

Xây dựng ngân sách chi tiêu hàng tháng giúp bạn có kế hoạch thu – chi phù hợp. Hoạch định trong một tháng, ngoài tiết kiệm mua nhà thì bạn nên ưu tiên cho nhu cầu nào cần thiết để phân bổ số tiền một cách hiệu quả, khoa học.

Cần xây dựng được mục tiêu trước khi đặt ra kế hoạch mua nhà
Cần xây dựng được mục tiêu trước khi đặt ra kế hoạch mua nhà

Tạo ra một quỹ tiết kiệm

Một trong những cách tiết kiệm mua nhà ở mức lương 20 triệu đó là cần xây dựng quỹ tiết kiệm càng sớm càng tốt. Đối với quỹ này, bạn sẽ cần trích lập một phần thu nhập hàng tháng ngay sau khi nhận lương. Để có quỹ tiết kiệm lớn, bạn cần: 

  • Chi tiêu hợp lý và khoa học.
  • Nên tạo thói quen tiết kiệm.
  • Kiểm soát dòng tiền tránh lãng phí vào những việc không cần thiết.

Ngoài ra, để sớm hoàn thành mục tiêu mua nhà ngay từ đầu, bạn cần tính toán chính xác số tiền hiện có của bản thân đã tiết kiệm được bao nhiêu và đặt ra khoản quỹ cần thiết trong thời gian tới. Bạn cũng chỉ nên quyết định mua nhà khi đã có tối thiểu 50% giá trị của căn nhà.

Gia tăng thu nhập 

Bên cạnh nguồn lương chính thì bạn cũng cần có kế hoạch để gia tăng thu nhập hàng tháng bằng cách như: Đầu tư chứng khoán, bất động sản, kinh doanh online,… Tuy nhiên, việc đầu tư cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy nên, hãy nghiên cứu kỹ trước khi quyết định đảm bảo được tính an toàn, tránh việc không đem lại lợi nhuận. 

Mua sắm khi thật cần thiết 

Bạn nên hạn chế thói quen mua sắm khi không cần thiết, tránh ảnh hưởng đến quỹ tiết kiệm khi mua nhà. Trước khi muốn mua một thứ gì đó, bạn nên lập danh sách hàng hóa cần mua, tham khảo giá cả, tận dụng các chương trình ưu đãi đang có. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ để cho vào quỹ mua nhà trong tương lai.

Nên tạo ra một quỹ tiết kiệm mua nhà
Nên tạo ra một quỹ tiết kiệm mua nhà

Mua nhà trả góp

Lương 20 triệu để có thể mua nhà nhanh nhất, người mua có thể sử dụng hình thức vay mua trả góp qua ngân hàng. Nếu không, bạn có thể cân nhắc việc vay mượn từ bạn bè và người thân. Tuy nhiên, bạn cần phải cân đối nguồn tiền thu nhập trong tháng đủ trong khả năng để trả nợ, trả lãi mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ: Thu nhập mỗi tháng của bạn là 20 triệu. Các khoản chi phí dự trù trong 1 tháng được tính như sau (chỉ mang tính chất tham khảo):

  • Tiền ăn: 1.000.000 – 1.500.000đ
  • Mua sắm: 400.000đ – 1.000.000đ
  • Tiền điện thoại: 200.000đ – 300.000đ
  • Tiền đám cưới, đám hỏi, thôi nôi (nếu có): 500.000đ
  • Tiền thuê nhà: 2.000.000đ
  • Tiền điện nước, truyền hình cáp, internet: 400.000đ
  • Tiền xăng xe, bảo trì xe: 500.000đ
  • Chi tiêu cần thiết khác: 500.000 – 2.000.000đ

Như vậy, mỗi tháng bạn mất khoảng từ 5 – 8 triệu cho các chi phí sinh hoạt. Tiền tiết kiệm mỗi tháng là 12 – 15 triệu. Nếu tính trung bình mỗi tháng tiết kiệm được 10 triệu và có dự định sau 3 năm mua nhà. Số tiền bạn tiết kiệm được đến lúc đó sẽ khoảng 200 – 300 triệu. Việc tiếp theo bạn cần làm là xác định rõ loại nhà mà mình mong muốn. Sau đây là các gợi ý cho bạn.

Mua căn hộ chung cư

Căn hộ chung cư thường mở bán với giá ban đầu khoảng 1 tỷ cùng với nhiều chương trình ưu đãi khi thanh toán. Nếu mua càng sớm thì càng được hưởng mức giá hấp dẫn. Nếu được thanh toán với mức 3% mỗi đợt thì con số này càng thấp hơn nữa. 

Giả sử, mức chi phí bạn phải thanh toán cho mỗi đợt là 5%, mỗi đợt kéo dài thời gian 2 tháng, tổng giá trị căn nhà là 1 tỷ và đã thanh toán trước 30%. Còn lại 700 triệu phải trả trong 14 tháng. Như vậy mỗi tháng sẽ phải trả tiền nhà là 25 triệu. Con số này còn vượt cả mức thu nhập của bạn.

Còn với mức thanh toán từ 3 – 4%/ đợt thì mỗi đợt bạn phải thanh toán 21 – 28 triệu. Mỗi tháng bạn sẽ phải trả khoảng 11 – 14 triệu, vừa vặn với mức tiết kiệm hàng tháng. Tuy nhiên, phải mất 2.5 năm bạn mới có thể trả hết giá trị của căn nhà. Tuy nhiên, thường không có nhiều dự án nào chủ đầu tư cho phép thời gian thanh toán dài như vậy.

Trong trường hợp này, việc vay ngân hàng là không khả quan. Mặc dù có thể thanh toán nhanh nhưng lãi suất ngân hàng cao (7 – 10%) sẽ làm tăng chi phí.

Nên gia tăng nguồn thu nhập để đẩy nhanh kế hoạch mua nhà
Nên gia tăng nguồn thu nhập để đẩy nhanh kế hoạch mua nhà

Mua đất nền đầu tư

Nếu chưa có đủ tài chính lớn để xây dựng căn nhà theo ý mình, nhiều người chọn giải pháp mua đất nền giá rẻ ở các khu vực ngoại ô. Ban đầu chỉ cần khoảng 300 – 700 triệu mua đất, sau đó tiếp tục tiết kiệm. Giả sử giá trị của mảnh đất khoảng 500 triệu, mất 3.5 năm để bạn tích góp đủ số tiền này. Và thêm 4 năm tiết kiệm nữa sẽ có khoảng 400 – 500 triệu để xây nhà.

Ưu điểm là bạn có quyền sử dụng đất và nhà theo ý của mình. Do đó, áp lực tài chính không nhiều như mua nhà chung cư. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sở hữu một ngôi nhà tại vị trí trung tâm thì hơi khó.

Mua nhà phố

Muốn mua nhà phố ở trung tâm với giá chỉ 1 – 1.3 tỷ là điều vô cùng khó. Nếu có thì chúng sẽ ở sâu trong hẻm hoặc là nhà cấp 4 đã quá cũ, phải sửa lại nhiều. Do đó, với mức ngân sách này bạn có thể tham khảo các mảnh đất thuộc khu vực xa trung tâm. Và bạn cũng phải mất khoảng 7 năm để tích cóp tiền để có thể xây nhà theo ý muốn của mình.

Còn nếu bạn đã có gia đình thì chi phí mỗi tháng sẽ tăng thêm khoảng từ 2 – 4 triệu. Nếu có thêm con thì mất thêm 4 – 6 triệu. Số tiền tiết kiệm còn lại của 2 vợ chồng là 24 – 26 triệu. Với số tiền này, gia đình bạn có thể mua được căn nhà có giá trị cao hơn.

Kết luận

Để tiết kiệm mua nhà với mức lương 20 triệu 1 tháng quả thực là vấn đề nan giải, khó khăn đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu như bạn lập được kế hoạch quỹ, xây dựng mục tiêu cụ thể, dài hạn thì chắc chắn sẽ có thể sở hữu ngôi nhà của riêng mình vào một ngày không xa.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Trần Thị Quyên

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan