Chứng khoán | 31/03/2022

Tiết lộ những điều bạn cần biết về bảo lãnh phát hành chứng khoán

Khi phát hành chứng khoán ra thị trường, các doanh nghiệp thường tìm kiếm một tổ chức nhằm thực hiện việc này. Đây là hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo lượng chứng khoán được phát hành. Vậy bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì? Nó bao gồm những loại hình nào? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì?

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc một tổ chức phát hành cam kết rằng sẽ tiếp nhận một phần/toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại. Trong trường hợp chứng khoán không được phân phối hết, họ sẽ mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.

Trong đó, Tổ chức bảo lãnh phát hành là công ty chứng khoán được cấp phép để hoạt động. Ngân hàng thương mại được Ủy ban chứng khoán chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu theo quy định của Bộ Tài chính.

Thông thường chỉ cần một tổ chức bảo lãnh là đủ nếu số lượng cổ phiếu không nhiều. Trường hợp số cổ phiếu số lượng lớn thì cần một tổ hợp bảo lãnh phát hành.

Các tổ chức bảo lãnh phát hành được nhận một khoản phí bảo lãnh dựa trên số hoa hồng từ đợt phát hành. Phí cao hay thấp tùy vào tính chất đợt phát hành hoặc lãi suất.

Tổ chức bảo lãnh cần chuẩn bị: Hồ sơ, đăng ký với cơ quan quản lý, thực hiện việc phân phối và báo cáo kết quả chào bán.

Tại sao cần bảo lãnh phát hành chứng khoán?

Có một số lý do cho việc bảo lãnh:

  • Công ty phát hành chứng khoán muốn đảm bảo lần đầu phát hành sẽ thành công, tránh nhiều rủi ro do định giá không phù hợp.
  • Được bảo lãnh bởi một công ty chuyên nghiệp cũng làm tăng uy tín, độ tin cậy của các nhà đầu tư, họ sẽ yên tâm và đầu tư nhiều, vậy là cuộc phát hành thành công.

Các hình thức bảo lãnh phát hành

Loại chứng khoán

  • Cổ phiếu
  • Trái phiếu

Mức độ cam kết

Có bao nhiêu mức độ cam kết?
Có bao nhiêu mức độ cam kết?

Bảo lãnh với cam kết chắc chắn:

Tổ chức hoạt động bảo lãnh phát hành cam kết sẽ mua toàn bộ chứng khoán phát hành. Đây thường là một nhóm các tổ chức bảo lãnh mua chứng khoán giá chiết khấu và bán lại giá cao hơn. Việc này nhằm ăn phần trăm ăn hoa hồng. Đây là phương thức có lợi nhất cho tổ chức phát hành. Lí do là bởi nó đảm bảo về lượng chứng khoán được phân phối. Cùng với đó, công ty bảo lãnh cũng được nhân phần trăm hoa hồng rất cao.

Bảo lãnh với cố gắng cao nhất:  

Tổ chức bảo lãnh làm đại lý cho tổ chức phát hành chứng khoán. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán được hết nhưng sẽ cố gắng phân phối được nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, nếu không bán hết sẽ đem trả lại và cũng không có hình phạt nào. 

Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không:

Với phương thức này, bên bảo lãnh được yêu cầu đảm bảo một lượng chứng khoán nhất định được phân phối. Nếu không thể thực hiện, đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ. Toàn bộ chứng khoán đã phân phối cũng được thu hồi và hoàn tiền cho nhà đầu tư.

Bảo lãnh tối thiểu – tối đa:

Tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán đến mức trần. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ bán thấp hơn mức sàn thì sẽ hủy cả đợt phát hành.

Bảo lãnh dự phòng:

Thường áp dụng cho công ty đại chúng khi phát hành thêm cổ phiếu và chào bán cho cổ đông cũ trước khi bán công khai. Không phải mọi cổ đông đều muốn mua thêm cổ phiếu nên công ty cần một quỹ bảo đảm dự phòng. Nó đảm bảo phần cổ phiếu chưa được thực hiện quyền mua sẽ được phân phối ra thị trường.

Các quy định bảo lãnh phát hành chứng khoán

Những quy định mà các công ty bảo lãnh chứng khoán cần nắm rõ
Những quy định mà các công ty bảo lãnh chứng khoán cần nắm rõ

Tại Việt Nam, điều này được quy định theo 1 trong 2 cách:

  • Mua một phần hoặc tất cả số cổ phiếu/ trái phiếu được phép phát hành để phân phối và bán lại.
  • Mua số cổ phiếu/ trái phiếu còn lại chưa được phân phối hết. Đây là hình thức cam kết chắc chắn của tổ chức bảo lãnh phát hành. Họ cam kết mua số chứng khoán còn lại.

Công ty bảo lãnh phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Vốn pháp định trên 100 tỷ
  • Không có vi phạm pháp luật về chứng trong 6 tháng liên tục tính đến thời điểm bảo lãnh. 
  • Tổng tất cả giá trị bảo lãnh phát hành không vượt 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào quý cuối cùng tính đến thời gian ký hợp đồng hoạt động bảo lãnh phát hành.
  • Tỷ lệ vốn khả dụng không nợ >6% trong 3 tháng tính đến thời điểm nhận bảo lãnh phát hành.

Quy trình để bảo lãnh phát hành chứng khoán

Chi phí: Các tổ chức đều nhận được phần hoa hồng từ tiền phát hành, nhiều/ít còn phụ thuộc vào số lượng và thị trường có thuận lợi hay không.

Quy định của nhà nước về điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng:

  • Tổ chức bảo lãnh phát hành là công ty chứng khoán, tổ chức cần: Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép hoạt động, đảm bảo an toàn tài chính. Nó không liên quan đến tổ chức phát hành.
  • Tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán không được bảo lãnh phát hành theo dạng cam kết chắc chắn khi:
  1. Tổ chức bảo lãnh phát hành là tổ chức độc lập hoặc cùng các công ty con của tổ chức hoạt động bảo lãnh phát hành có quyền sở hữu từ 10% trở lên với vốn điều lệ phát hành, hoặc có quyền bổ nhiệm.
  2. Ít nhất 30% vốn điều lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành và của tổ chức phát hành là do cùng một tổ chức/ cá nhân nắm giữ.
  3. Thành viên Hội đồng quản trị, (Tổng) Giám đốc và là người có liên quan/ ở trong Hội đồng quản trị, có quyền bổ nhiệm/ kiểm soát của công ty chứng khoán/ công ty phát hành.
  4. Công ty chứng khoán và công ty phát hành có chung người đại diện pháp luật. 

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của DNSE về bảo lãnh phát hành chứng khoán. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán khác, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Đỗ Lan Hương

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan