Chứng khoán | 26/11/2021

Tiết lộ những điều bạn có thể chưa biết về nghề chứng khoán

Dù nghề chứng khoán còn rất mới mẻ ở Việt Nam nhưng với những bạn trẻ năng động, đam mê tài chính, lĩnh vực này lại là một mảnh đất màu mỡ để phát triển. Bạn đã biết những gì về nghề này? Có những cơ hội việc làm nào mở ra cho các bạn trẻ hiện nay? 

Môi trường và cơ hội việc làm của nghề chứng khoán

Chắc hẳn mọi người sẽ thắc mắc, làm chứng khoán là làm gì? Những cơ hội việc làm trong ngành chứng khoán chính là chìa khóa vàng cho những ai ham học hỏi, đam mê và không ngừng phấn đấu. Sự linh hoạt khi áp dụng công nghệ tin học, khả năng sinh lời không giới hạn đã khiến cho chứng khoán sức hút mãnh liệt.

Ngành này đem đến không chỉ kiến thức về chuyên môn mà còn nâng cao các kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ xã hội của bạn. Không chỉ giúp khách hàng nên mua cổ phiếu ra sao, đầu tư thế nào mà bạn cũng có thể dùng chính kiến thức của bản thân mình để tham gia.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những bước chuyển mình vượt bậc thu hút những nhân tài tham gia nhờ cơ hội và nguồn thu nhập khủng mà nó đem lại. Nếu bạn có đủ chuyên môn, sự linh hoạt và khả năng nắm bắt thị trường tốt, tư vấn cho khách hàng thành công, đây chính là miền đất hứa của bạn. 

Những cơ hội việc làm trong nghề chứng khoán

Những cơ hội nghề nghiệp “béo bở” trong nghề chứng khoán
Những cơ hội nghề nghiệp “béo bở” trong nghề chứng khoán

Quản trị viên tài chính doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, quản trị tài chính vô cùng quan trọng, nhất là trong công ty chuyên về tài chính, kinh tế như công ty chứng khoán. Quản trị tốt sẽ giúp tối đa hóa lợi nhuận, hơn hết là cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Vị trí này giúp doanh nghiệp chứng khoán thực hiện hóa các kế hoạch đầu tư, giúp doanh nghiệp phát triển mạnh hơn nữa.

Người môi giới chứng khoán

Đây là những người làm trung gian để mua bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh,.. cho khách hàng. Những người làm nghề môi giới chứng khoán là những người cực kỳ nhanh nhạy với thị trường. Họ phải theo dõi thị trường biến động ra sao để có thể tư vấn cho khách hàng đầu tư tốt nhất. 

Nếu tư vấn cho khách hàng thành công, thu nhập của môi giới chứng khoán là không hề nhỏ. Bên cạnh đó, họ cũng thường tự đầu tư, là một nhà đầu tư độc lập. Hiện nay có rất nhiều người thuê môi giới chứng khoán để làm cố vấn. 

Chuyên viên phát triển thị trường

Những chuyên viên thị trường trong nghề chứng khoán sẽ tạo ra những trái phiếu, cổ phiếu của một hoặc nhiều công ty được niêm yết. Hoặc, họ cũng sẽ như một môi giới chứng khoán và nhà đầu tư độc lập.

Nhiều người có thể nhầm lẫn chuyên viên phát triển thị trường với môi giới chứng khoán. Chuyên viên sẽ thu thập thông tin từ môi giới chứng khoán, marketing để tạo ra những chiến lược đầu tư kinh doanh hiệu quả hơn.

Nếu thị trường mua/ bán quá tải, chuyên viên sẽ tạo ra thị trường mới để đáp ứng nhu cầu.

Nhân viên hành chính hỗ trợ

Đây là bộ phận hỗ trợ (back office) về mặt giấy tờ hành chính cho môi giới và chuyên viên trên sàn giao dịch. Công việc chính của họ là:

  • Mở và theo dõi các tài khoản, thông tin khách hàng.
  • Xử lý các công việc về hành chính, kế toán, lệnh giao dịch mà môi giới, chuyên viên đang thực hiện. Hỗ trợ khách hàng trong vấn đề: thực hiện lệnh, chuyển khoản, thanh toán.
  • Xử lý và thu thập lãi định kỳ, chuyển khoản ngân hàng cho khách hàng.
  • Cùng các bộ phận khác theo dõi và phân tích, đưa ra những kiến nghị mới.

Phân tích viên tài chính

Những người làm nghề phân tích tài chính cung cấp những tư vấn đầu tư và thông tin cần thiết cho các khách hàng.

Những người này có sự nghiên cứu và phân tích thị trường cực kỳ chuyên sâu, so sánh các công ty với nhau, dự báo được xu hướng thị trường.

Quản trị viên danh mục đầu tư

Các quản trị viên danh mục đầu tư xác định rõ các mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của chủ đầu tư, mức độ lợi nhuận tương đương với nó. Họ sẽ xây dựng các chiến lược phù hợp để phân bổ đầu tư có lợi nhất. 

Điều kiện cần và đủ để làm nghề chứng khoán

Cần gì để làm nghề chứng khoán?
Cần gì để làm nghề chứng khoán?

Nghề nào cũng cần có những phẩm chất và năng lực cần thiết mới có thể đi cùng với nghề. Những cơ hội việc làm nghề chứng khoán có nhiều nhưng để làm cần những điều kiện sau:

  • Thành thạo công nghệ thông tin
  • Giao tiếp tốt, đặc biệt cần ngoại ngữ tốt để tiếp cận khách hàng và các nguồn thông tin.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, nhanh nhẹn với các biến động thị trường và các con số.
  • Có một tinh thần “thép”, chịu được áp lực cao.

Đào tạo chính quy của nghề chứng khoán

Một số trường đại học đã nhận ra những tiềm năng về cơ hội việc làm của nghề chứng khoán. Một số những khoa đào tạo chính quy về nghề này:

  • Khoa Tài chính – Ngân hàng (Trường ĐH Ngoại thương)
  • Khoa Ngân hàng – Tài chính (Trường ĐH Kinh tế quốc dân)
  • Khoa Tài chính (Học viện Ngân hàng)
  • Khoa Thị trường chứng khoán (Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh)
  • Khoa Ngân hàng và Bảo hiểm (Học viện Tài chính)

Ngoài ra, Trung tâm nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán uy tín. Đây cũng là đơn bị duy nhất tại việt Nam hiện nay được Nhà nước chấp thuận cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

Kết luận

Nghề chứng khoán còn khá mới nhưng sẽ là một nghề mũi nhọn trong kinh tế của Việt Nam. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về nghề. Chúc bạn thành công.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Đỗ Lan Hương

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan