Kiến thức tổng quan | 19/07/2023

Tổ chức APG là gì? Chức năng và hoạt động của APG

Hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố đang là một vấn đề nguy cấp đòi hỏi sự chung tay quản lý của các quốc gia trên thế giới. Sự ra đời và phát triển của tổ chức APG đã góp phần hiện thức hóa nỗ lực ngăn chặn hoạt động này. Vậy tổ chức APG là gì, có những chức năng gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tổ chức APG là gì?
Tổ chức APG là gì?

Tổ chức APG là gì?

Tổ chức APG (Asia/Pacific Group on Money Laundering) là nhóm châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền. Đây là một tổ chức liên chính phủ được thành lập nhằm đảm bảo các thành viên của mình thực hiện đúng và hiệu quả các tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Nhiệm vụ của APG được xây dựng trên cơ sở bản thỏa thuận liên Chính phủ giữa các quốc gia thành viên. Múc đích chính là phản ánh một cách đầy đủ tất cả những nhiệm vụ của FATF đến năm 2012. Trong đó, FATF là tập hợp các chuyên gia lập pháp, tài chính và thi hành pháp luật. Lực lượng này được xây dựng nhằm đạt được cuộc cải cách về lập pháp. Đồng thời thúc đẩy việc quản lý chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.

Tổ chức APG có chức năng gì?

5 chức năng chính của tổ chức APG bao gồm:

  • Đánh giá quá trình thực hiện các tiêu chuẩn về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của các thành viên. Việc này được tiến hành thông qua chương trình đánh giá chéo giữa các quốc gia thành viên.
  • Phối hợp song phương với các tổ chức quốc tế khác. Đặc biệt là trong việc đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật trong khu vực Châu Á/Thái Bình Dương. APG hướng tới việc nâng cao hiệu quả chấp hành đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của các thành viên.
  • Tích cực tham gia và mở rộng hợp tác với hệ thống các tổ chức chống rửa tiền quốc tế. Đặc biệt chú trọng kết hợp với FATF và tổ chức vùng tương tự..
  • Nghiên cứu, phân tích những thủ đoạn mới về rửa tiền và xu hướng chống tài trợ khủng bố. Từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp cho các thành viên trong tổ chức.
  • Thực hiện tốt vai trò thành viên tích cực trong FATF. APG cần tích cực và chủ động trong việc xây dựng chính sách. Đồng thời đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.

Lịch sử và bối cảnh hình thành của APG

Lịch sử và bối cảnh hình thành của APG
Lịch sử và bối cảnh hình thành của APG

Tổ chức APG được sáng lập năm 1997. Các thành viên sáng lập bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Úc, New Zealand, Philippines, Bangladesh, Sri Lanka và Vanuatu. Các quốc gia này đã cùng nhất trí ban hành bộ điều khoản tham chiếu. Trong đó chỉ rõ đây là tổ chức mang tính tự nguyện và hợp tác trong lĩnh vực chống rửa tiền. Cho đến nay, APG đã mở rộng số lượng thành viên lên đến 41 thành viên và 20 tổ chức quan sát viên.

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức APG vào tháng 5/2007. Nước ta đã cam kết thực thi đầy đủ những khuyến nghị về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của FATF. Hiện nay, Việt Nam đã hoàn tất rà soát sơ bộ của APG. Đồng thời nước ta đang tích cực chuẩn bị cho đợt rà soát sâu của Nhóm ICRG.

Cơ cấu tổ chức của APG

Trong Hội nghị thường niên lần thứ nhất của APG năm 1998, tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản, các thành viên đã nhất trí thành lập Ban Quản trị. Trong đó bao gồm hai chủ tịch là Úc và một thành viên khác luân phiên chủ trì. Nhiệm kỳ của Ban Quản trị là 2 năm. Ngoài ra còn có Ban Điều hành và Ban Thư ký với chức năng giúp việc cho Ban Quản trị.

Cơ cấu tổ chức của APG
Cơ cấu tổ chức của APG

Ban Điều hành có nhiệm vụ tham mưu về những vấn đề liên quan. Trong đó có cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản trị và các thành viên của tổ chức. Ngoài ra, ban Điều hành còn cố vấn hỗ trợ cho các thành viên trong việc quản lý chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Các thành viên là những đại diện đến từ 5 tiểu khu vực Châu Á/Thái Bình Dương. Cụ thể là khu vực Bắc Á; khu vực Nam Á; khu vực Đông Nam Á; quần đảo Thái Bình Dương và các thành phần khác.

Ban Thư ký có nhiệm vụ hỗ trợ ban Quản trị thực hiện chức năng điều hành. Đồng thời phối hợp với các ban khác trong việc hướng dẫn các thành viên tiến hành đánh giá chéo về hiệu quả chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Ngoài ra, ban Thư ký còn đảm nhiệm công việc cung cấp tài liệu nghiên cứu. Trong đó có tài liệu về AML/CFT và các vấn đề mới nổi khác cho các thành viên và các tổ chức có liên quan. Ban Thư ký cũng chịu trách nhiệm tổ chức Hội nghị thường niên và các cuộc họp khác của APG.

Những hoạt động của APG

Hội nghị thường niên và Hội thảo thường niên về các thủ đoạn rửa tiền và các xu hướng tài trợ khủng bố được APG tổ chức hàng năm. Trong đó, Hội nghị thường niên có sự tham gia của các quan chức cấp cao. Họ đến từ các thành viên APG và các tổ chức khác có liên quan.

Trong hội nghị, các vấn đề được tập trung thảo luận bao gồm: 

  • Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của APG.
  • Báo cáo kết quả công tác đánh giá chéo giữa các thành viên trong việc quản lý chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.
  • Những điểm hạn chế, khó khăn của các thành viên trong quá trình thực hiện các điều khoản.
  • Hỗ trợ thành viên liên quan đến các vấn đề đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.
  • Ban hành các văn bản nhằm đảm bảo lợi ích cho các thành viên.

Hội thảo là nơi tập hợp các chuyên gia và đại biểu trên toàn thế giới. Họ chia sẻ về các thủ đoạn rửa tiền và các xu hướng tài trợ khủng bố. Đồng thời cũng đề cập đến các vấn đề chính sách đang nổi lên. Dưới sự rà soát của Nhóm rà soát các vấn đề hợp tác quốc tế ICRG, APG đã thông qua Kế hoạch hành động giai đoạn 2010 – 2012 tại Hội nghị thường niên lần thứ 13.

Kết

Tổ chức APG đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phòng chống tệ nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố trên thế giới. Sự phối hợp của các quốc gia thành viên và các tổ chức liên quan đã góp phần đối phó với sự biến đổi nhanh chóng của các hoạt động tội phạm rửa tiền.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Mai Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan