Chứng khoán | 13/07/2023
Trái phiếu rồng là gì ? Có điều gì hấp dẫn đến từ trái phiếu rồng?
Trái phiếu rồng là một công cụ thu nhập cố định có mệnh giá bằng ngoại tệ. Vậy điều gì đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ? Hãy cùng DNSE tìm hiểu thêm về khái niệm trái phiếu rồng là gì ngay sau đây.
Trái phiếu rồng là gì ?
Trái phiếu rồng (Dragon Bond) là một công cụ thu nhập cố định được phát hành bởi một số ngân hàng hoặc doanh nghiệp tại châu Á (ngoại trừ Nhật Bản), có mệnh giá bằng ngoại tệ ổn định như đồng Mỹ, yên Nhật.
Đặc điểm của trái phiếu rồng
Loại trái phiếu này được tạo ra để giúp các nhà đầu tư có thu nhập cố định từ châu Á, nơi thị trường tài chính được coi là rất năng động.
Trái phiếu rồng có thể phức tạp hơn do sự khác biệt quốc tế về thuế, các quy định mà công ty phải đối mặt. Tuy nhiên, loại trái phiếu này hấp dẫn các nhà đầu tư bên ngoài châu Á chủ yếu bởi chúng giảm thiểu rủi ro ngoại hối có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận khi giá trị tiền tệ thay đổi.
Tương tự với trái phiếu châu Âu, trái phiếu châu Á được xác định mệnh giá bằng loại đơn vị tiền tệ được cho là ổn định.
Nhà đầu tư vào loại trái phiếu này có thể lựa chọn giữ lâu dài, chờ đến thời điểm đáo hạn thu lãi hoặc giao dịch với các nhà đầu tư khác trên thị trường thứ cấp.
Ưu điểm của trái phiếu rồng
Ưu điểm lớn nhất của trái phiếu rồng là ổn định tỷ giá. Ví dụ : Một công ty Indonesia có thể phát hành trái phiếu 20 năm có mệnh giá bằng đồng Rrupiah của Indonesia (IDR), với lãi suất coupon là 4% được trả hàng năm. Nếu USD/IDR là 10.000 Rupiah trên 1 USD, thì trái phiếu 100 triệu Rupiah sẽ tương đương với 10.000 USD. Mỗi khoản thanh toán lãi 4 triệu Rupiah sẽ tương ứng với 400 USD tại thời điểm trái phiếu được phát hành.
Đối với một nhà đầu tư Indonesia, khoản đầu tư 100 triệu Rupiah sẽ trả 4 triệu Rupiah mỗi năm bằng tiền lãi sau 20 năm. Nhưng đối với một nhà đầu tư mua một trái phiếu như vậy với USD, một chuyển động bất lợi giữa giá trị tương đối của hai loại tiền tệ có thể tạo ra thêm nhiều rủi ro.
Nếu trong năm tới, tỉ giá hối đoái chuyển từ 10.000 IDR/1 USD sang 11.000 IDR/1 USD, thì khoản thanh toán coupon đầu tiên 4 triệu Rupiah sẽ chỉ có giá trị khoảng 364 USD thay vì 400 USD như dự kiến khi trái phiếu được phát hành lần đầu tiên. Mệnh giá 100 triệu Rupiah của trái phiếu sẽ trị giá khoảng 9.091 USD. Và nếu lãi suất hiện hành tăng lên, giá trị của trái phiếu sẽ còn thấp hơn nữa.
Do vậy, việc mua ban đầu và trả nợ trái phiếu bằng USD sẽ mang lại ổn định nhiều hơn cho nhà đầu tư.
Hiện nay 2 đồng tiền được coi là ổn định được áp dụng khi xác định mệnh giá trái phiếu rồng là USD và JPY.
Một trong những nước phát hành loại trái phiếu này nhiều nhất khu vực là Trung Quốc.
Đối với tổ chức phát hành, loại trái phiếu này mở ra cơ hội lớn để tiếp cận các nguồn vốn quốc tế. Tuy nhiên tương tự các loại trái phiếu khác, trái phiếu rồng cũng là một loại nợ của tổ chức phát hành và người mua cũng có rủi ro tổ chức phát hành không thể trả được nợ.
Kể từ khi được ADB ra mắt lần đầu vào năm 1991, trái phiếu rồng đã góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư cho các nước khu vực châu Á. Đến nay các đợt chào bán loại trái phiếu này vẫn xuất hiện rất nhiều. Nhà đầu tư nên kiểm tra kỹ thông tin về tổ chức phát hành, hiệu suất trái phiếu trong quá khứ để có quyết định chính xác nhất.
Có thể thấy trái phiế rồng đã giúp đã giúp thị trường châu Á thúc đẩy đầu tư nước ngoài. DNSE mong rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về trái phiếu rồng là gì cũng như những vấn đề liên quan đến khái niệm này.