Tài chính - Ngân hàng | 09/01/2023
Tự do hóa cơ chế tín dụng và những điều cần biết
Tự do hóa cơ chế tín dụng là một thuật ngữ còn khá xa lạ với nhiều người. Vậy bạn đã hiểu nó là gì chưa? Trong bài viết này, cùng chúng tôi giải đáp các thắc mắc về tự do hóa cơ chế tín dụng và những điều cần biết.
Tự do hoá cơ chế tín dụng là gì?
Tự động hóa cơ chế tín dụng được hiểu cụ thể là nguồn vốn trong nền kinh tế và phân bổ theo lãi suất thị trường và mức độ tin cậy. Nói một cách đơn giản thì đây chính là việc cho vay của ngân hàng thương mại.
Các ngân hàng này sẽ tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong quá trình cho vay. Nó bao gồm các việc như quyết định đối tượng cho vay, khách hàng vay, hình thức cho vay, thời hạn,… Ngoài ra hiện nay các ngân hàng còn cạnh tranh nhau về nhiều yếu tố liên quan đến vay và cho vay.
Điều này dẫn đến khách hàng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc tự do hóa cơ chế tín dụng. Bất kỳ khách hàng nào cũng có quyền lựa chọn vay ở đâu mức vay như thế nào và so sánh các điều khoản giữa ngân hàng và khách hàng. Trong khi đó các ngân hàng sẽ thuận tiện cho việc quản lý khoản vay hiệu quả hơn.
Với cơ chế này nhà nước sẽ giảm dần sự can thiệp vào việc phân bổ tín dụng của các ngân hàng và can thiệp gián tiếp thông qua việc giám sát từ xa.
Nội dung của Tự do hoá cơ chế tín dụng
Tự do hóa cơ chế tín dụng không có nghĩa là hạ thấp vai trò của chính phủ. Ở nhiều quốc gia, nhằm duy trì tỷ lệ cần thiết trong tín dụng dưới sự chỉ định của Chính phủ. Họ có thể can thiệp vào cơ cấu đầu tư và đảm bảo sự lạnh mạnh của trung gian tài chính.
Tự do hóa tín dụng không có nghĩa là Chính phủ không có bất cứ vài trò gì với quá trình sử dụng nguồn lực tài chính, mặc kệ cho thị trường tự điều chỉnh.
Tự do hóa các hoạt động tín dụng không có nghĩa là hoàn toàn tự do mà không cần đến Chính phủ. Nhưng vai trò này chỉ thể hiện ở các dự án lớn theo định hướng phát triển kinh tế của quốc gia đó.
Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào lĩnh vực phân phối tín dụng; nhằm tạo điều kiện để các dòng vốn tìm đến nơi cần; theo nguyên tắc chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với phần vốn nhận được, bảo đảm khả năng thu hồi và có lãi.
Nội dung của tự do hóa cơ chế tín dụng:
- Bác bỏ hoàn toàn việc ấn định hạn mức tín dụng và các tỷ lên có liên quan
- Xóa bỏ bao cấp trong hoạt động tín dụng
- Mở rộng tín dụng với mọi thành phần kinh tế nhằm tận dụng được các nguồn lực đang có cũng như đang tiềm ẩn trong nền kinh tế,
- Xóa những ràng buộc của hệ thống ngân hàng trong hoạt động tín dụng và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm và tự chủ; giúp tạo môi trường thông thoáng cho việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Các hình thức tín dụng hiện nay
Hiện nay có 5 hình thức tín dụng cơ bản. Đó là tín dụng nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng.
Tín dụng nặng lãi
Hình thức tín dụng này xuất hiện khá sớm ngay từ thời phong kiến; chủ yếu diễn ra giữa địa chủ và nông dân. Ở hình thức này, lãi suất được tính với giá khá cao, mục đích của người vay là để tiêu dùng; có thể trả bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật.
Hiện tại pháp luật Việt Nam chưa cho phép sử dụng hình thức này nhưng trên nhiều quốc gia, chính phủ vẫn cho phép áp dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân là do hệ thống tín dụng quốc gia chưa thực sự phát triển
Tín dụng thương mại
Nếu một công ty mua hàng từ nhà cung cấp sau đó được quyền trả chậm hơn thời điểm mua hàng; thì khi đó công ty đó đang được cấp tín dụng thương mại. Hiểu một cách đơn giản, tín dụng thương mại là nguồn tài trợ ngắn hạn phổ biến và quan trọng đối với nhiều công ty.
Trường hợp doanh nghiệp càng nhỏ thì càng phụ thuộc nhiều vào tín dụng thương mại; nhằm tài trợ cho các hoạt động vì họ đang gặp nhiều trục trặc trong việc huy động vốn từ ngân hàng. Đây còn được coi là một nguồn tài trợ tự nhiên và nó tự động tăng lên qua các giao dịch kinh doanh thông thường.
Có 2 loại tín dụng thương mại là tín dụng thương mại dành cho người bán và tín dụng thương mại dành cho người mua.
Tín dụng ngân hàng
Đây là một hình thức vô cùng quan trọng; cung cấp nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp lớn nhỏ và các thể nhân khác trong nền kinh tế. Với sự phát triển của các ngân hàng thương mại hiện nay thì tín dụng ngân hàng trở thành một trong những hình thức không thể thiếu ở trong nước và quốc tế.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các tác nhân khác trong nền kinh tế. Nó không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thừa sang nơi tạm thiếu mà dịch chuyển vốn thông qua một tổ chức trung gian. Đó chính là ngân hàng.
Bản chất của tín dụng này là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một khoảng thời gian nhất định hoặc là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn hay là quan hệ bình đẳng 2 bên đều có lợi.
Tín dụng nhà nước
Đây là hình thức tín dụng giữa chính phủ và các tổ chức trong xã hội. Hình thức này phát triển khá muộn trong điều kiện chính phủ phát hành trái phiếu để vay nợ cũng như sử dụng muốn vốn này cho nhu cầu đầu tư của chính phủ.
Sau khi hình thức tín dụng này phát triển mạnh thì tín dụng nhà nước không chỉ phát hành trái phiếu mà chính quyền cũng có nhu cầu tương tự nhằm đáp ứng được vốn tư trong phạm vi hẹp hơn.
Đây không chỉ đơn thuần là việc chính phủ đi vay thông qua việc phát hành trái phiếu và các tổ chức tài chính của Chính phủ. Tín dụng nhà nước là công cụ tài chính và công cụ mang tính chất kinh tế – chính trị nhằm xử lý các mối quan hệ quốc tế.
Tín dụng tiêu dùng
Đây là khoản tiền cho khách hàng cá nhân vay cho việc mua sắm và các nhu cầu cá nhân không phải để kinh doanh. Nói cách khác, tín dụng tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân; thông qua nghiệp vụ cho vay bao gồm các hình thức: trả góp và phát hành thẻ tín dụng.
Trên đây là những kiến thức mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn về tự do hóa cơ chế tín dụng. Trong quá trình tìm hiểu nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc.