Kinh tế | 17/12/2022

Tự do hóa tỷ giá hối đoái là gì? Điều kiện thực hiện tự do hóa tỷ giá

Tự do hoá tỷ giá hối đoái là việc để cho diễn biến tỷ giá hối đoái trên thị trường biến động dưới tác động của quan hệ cung cầu. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về nội dung và điều kiện thực hiện tự do hóa tỷ giá nhé!

Tự do hóa tỷ giá hối đoái là gì
Tự do hóa tỷ giá hối đoái là gì? 

Khái niệm 

Tự do hoá tỷ giá hối đoái (Exchange Rate Liberalization) là việc để cho diễn biến tỷ giá hối đoái trên thị trường biến động dưới tác động của quan hệ cung cầu. Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ không can thiệp quá sâu hay tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. 

Ý nghĩa

Xu hướng toàn cầu hoá diễn ra ngày càng nhanh chóng. Việc giao lưu, giao thương hàng hóa giữa các quốc gia với nhau ngày càng gia tăng. Tỷ giá hối đoái là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến các mặt của nền kinh tế như tình hình sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu,…

Trước những biến động của nền kinh tế thị trường, các quốc gia dần phải từ bỏ cách kiểm soát tỷ giá quá chặt chẽ. Khi Chính phủ và Ngân hàng Trung ương từ bỏ việc can thiệp quá sâu vào tỷ giá và để cho tỷ giá được tự do xác định trên thị trường thì nước đó đang theo đuổi chính sách tỷ giá tự do. Do đó có thể thấy, tự do hóa tỷ giá là một việc cho phép tỷ giá được tự xác định trên thị trường.

Nội dung

Một số nội dung chính của tự do hóa tỷ giá
Một số nội dung chính của tự do hóa tỷ giá

Một số nội dung chính của tự do hóa tỷ giá như:

  • Xóa bỏ tỷ giá cố định bằng việc công bố tỷ giá chính thức. 
  • Nới lỏng biên độ giao dịch và tiến tới quá trình xoá bỏ biên độ giao dịch tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại. 
  • Để cho tỷ giá biến động tự do dưới tác động của quan hệ cung cầu. Cơ quan quản lý Nhà nước sẽ không can thiệp hay tác động quá sâu tới tỷ giá. Mà theo đó chỉ can thiệp có giới hạn khi xét thấy cần thiết. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều tiết tỷ giá thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và thực hiện những phương án can thiệp trên thị trường ngoại tệ.

Điều kiện thực hiện và công thức tính hối đoái?

Điều kiện thực hiện tự do hóa tỷ giá hối đoái

5 điều kiện quan trọng khi thực hiện tự do hóa tỷ giá
5 điều kiện quan trọng khi thực hiện tự do hóa tỷ giá

Tự do hóa tỷ giá cũng tiềm ẩn trong đó không ít những hạn chế. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phát triển. Ví dụ như tỷ giá cao sẽ ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu, tỷ giá thấp ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu…Ngoài ra, khi tỷ giá thay đổi một cách quá đột ngột còn làm ảnh hưởng tới tỷ lệ lạm phát, lượng cung cầu ngoại tệ. 

Do đó, không có một quốc gia nào áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi hoàn toàn. Hầu hết các nước sẽ áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát. 

Một số điều kiện để thực hiện tự do hoá tỷ giá như:

  • Thị trường hối đoái phải được hình thành trước và hoạt động một cách trôi chảy. 
  • Hoạt động lưu thông tiền tệ trong nước phải tương đối ổn định và được kiểm soát tốt. 
  • Kinh tế tài chính đối ngoại cũng phải hoạt động tương đối ổn định. 
  • Dự trữ ngoại hối phải đủ lớn, cán cân vãng lai và thặng dư phải tương đối ổn định. 
  • Hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả và có tính ổn định.

Công thức tính hối đoái

Tỷ giá hối đoái thực

Là tỷ số giữa giá hàng hóa nước ngoài so với giá hàng hóa trong nước (đã được quy đổi về cùng đơn vị tiền tệ). Công thức tính tỷ giá hối đoái thực như sau:

RER= e.P*/P

Trong đó:

  • e – Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (BER)
  • P* – Giá hàng hoá nước ngoài tính bằng ngoại tệ
  • P – Giá hàng hoá trong nước tính bằng nội tệ.

Ý nghĩa kết quả tính tỷ giá hối đoái thực như sau:

  • Nếu RER = 1: Các hàng hóa này ngang giá nhau.
  • Nếu RER > 1: Hàng hóa nước ngoài đắt hơn một cách tương đối so với hàng hóa trong nước. Hay nói cách khác là đồng tiền nước này bị định giá thấp hơn.
  • Nếu RER < 1: Giá hàng hóa nước ngoài rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa trong nước. Hay nói cách khác, đồng tiền nước này bị định giá cao hơn. 

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NER) là tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền với nhau mà ta có thể dễ dàng nhận ra được thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, thị trường tài chính. Tỷ giá danh nghĩa gồm có tỷ giá danh nghĩa đa phương và song phương.

Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với tất cả các đồng tiền còn lại (hay một một rổ các đồng tiền). Công thức tính tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương như sau:

Trong đó:

  • NEER – Tỷ giá danh nghĩa đa phương
  • e – Tỷ giá danh nghĩa song phương
  • w – Tỷ trọng tỷ giá danh nghĩa song phương
  • j – Số thứ tự của tỷ giá song phương.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về tự do hóa tỷ giá hối đoái. Hy vọng qua những thông tin được DNSE chia sẻ ở bài viết mang tới cho quý vị độc giả nhiều thông tin bổ ích!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Linh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan