Doanh nghiệp | 30/11/2022

USP là gì? Cách để có được một USP độc đáo?

USP được coi như một lợi thế trong kinh doanh, thúc đẩy bán sản phẩm, tạo dấu ấn của thương hiệu. Vậy USP là gì? USP đóng vai trò gì trong doanh nghiệp? Làm thế nào để có một USP độc đáo? Tất cả những câu hỏi sẽ được giải mã ở bài viết dưới đây.

USP là gì?

USP là gì?
USP được định nghĩa là gì?

USP (tên Tiếng Anh: Unique Selling Point) được hiểu là điểm bán hàng độc đáo, là một yếu tố quan trọng để phân biệt sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Một số USP thường thấy như: chất lượng tốt nhất, tính năng độc đáo, các dịch vụ đi kèm,…

Bạn có thể hiểu USP một cách đơn giản là những gì doanh nghiệp của bạn có mà đối thủ cạnh tranh không có. Các USP chỉ cần ngắn gọn, súc tích, mang một thông điệp dễ nhớ để tự nó có thể giải thích được những giá trị mang lại cho khách hàng. 

USP chính là một công cụ không thể thiếu trong marketing để khẳng định vị thế của sản phẩm, tăng sản lượng bán ra và thu về thêm nhiều lợi nhuận.

Vai trò của USP

Vai trò của USP
Vai trò của USP

Để doanh nghiệp tạo dựng được vị thế riêng, tất cả đều phụ thuộc vào USP. Trước khi bắt đầu một dự án hay hoạt động kinh doanh nào đó thì doanh nghiệp cần xây dựng USP, dưới đây là một số lý do:

  • Xây dựng chiến lược quảng cáo: 

Khi đã xác định được USP, doanh nghiệp sẽ đưa ra được các yếu tố quan trọng cần phải tập trung để thiết lập các chiến dịch marketing cho sản phẩm và thương hiệu. USP cố gắng truyền đạt những lợi ích độc đáo đến khách hàng giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ sản phẩm và từ đó tạo được ấn tượng mạnh và tốt trong mắt khách hàng về thương hiệu.

  • Tăng lợi thế cạnh tranh: 

Cùng một sản phẩm giống nhau nhưng được bán bởi 2 doanh nghiệp khác nhau, tỷ lệ mua hàng có thể sẽ là ngang nhau. Vậy muốn giành được nhiều khách hàng hơn thì cần phải tạo được sự khác biệt cho sản phẩm của mình. Giải pháp ở đây chính là USP, khi bạn xác định được điểm bán hàng độc đáo thì sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ khách hàng đến mua sản phẩm.

  • Khẳng định vị thế của thương hiệu:

Với những doanh nghiệp mới thành lập và đang trong quá trình phát triển thì việc tìm ra USP của riêng mình sẽ giúp khách hàng ấn tượng với thương hiệu của bạn hơn, qua đó dần thu được tạo lòng tin khách hàng. Do đó, doanh nghiệp có thể khẳng định được vị thế của thương hiệu trên thị trường.

Làm thế nào để có được một USP độc đáo?

Làm thế nào để có được một USP độc đáo?
Làm thế nào để có được một USP độc đáo?

Rất nhiều người nghĩ rằng USP là một khẩu hiệu, tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng. Khẩu hiệu là một USP, nhưng USP không phải là khẩu hiệu. USP chính là đặc tính của sản phẩm mà doanh nghiệp muốn truyền tải và tạo được ấn tượng mạnh tới đối tượng khách hàng đang nhắm tới. 

Nếu đào sâu vào, bạn sẽ biết mục đích chính của USP là trả lời được 2 câu hỏi dưới đây. Và gộp hai câu trả lời, sẽ giải đáp được câu hỏi “Làm thế nào để có được một USP độc đáo”.

Câu hỏi 1: “Làm sao thu hút được khách hàng tiềm năng”

Đối với câu đầu tiên thì bạn hay đặt mình vào vị trí khách hàng, tìm hiểu điều khách hàng muốn là gì. Đây chính là bắt đầu của việc xác định Unique Selling Point – nghiên cứu thị trường sản phẩm. Tìm hiểu các nhân tố tác động đến quyết định mua hàng của họ và những sản phẩm mà khách hàng quan tâm như: chất lượng, sự tiện lợi, giá bán, độ tin cậy, dịch vụ chăm sóc khách hàng,…

Câu hỏi 2: “Vì sao khách hàng tiềm năng nên mua sản phẩm của tôi thay vì mua của đối thủ cạnh tranh?”

Tiếp đến câu thứ hai, nếu là doanh nghiệp mới chưa có tệp khách hàng đủ lớn để cung cấp những thông tin hữu ích thì bạn có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tìm ra những điểm mà họ chưa thực sự tốt và có thể cải thiện thêm được, sau đó tiến hành đổi mới chúng. Việc tạo được sự khác biệt ngay từ đầu sẽ khiến doanh nghiệp nhanh phát triển hơn, khiến nhiều khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì của hãng khác.

Một số USP nổi bật của các thương hiệu

Một số USP nổi bật của các thương hiệu
Một số USP nổi bật của các thương hiệu

USP của TIKI: Giao hàng siêu nhanh – Siêu tiết kiệm chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ” 

Được xem là một chiến lược USP vô cùng hiệu quả của sàn thương mại điện tử Tiki Now nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tiki Now cam kết giao hàng chỉ trong 2 giờ đồng hồ.

USP của Yakult: “Tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể”.

Ngay từ khi xuất hiện trên thị trường thì Yakult đã tạo được tiếng vang lớn nhờ USP: “Tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể”, doanh nghiệp hiểu được những vấn đề mà khách hàng quan tâm và từ đó tạo ra một điểm khác biệt chưa từng có trên thị thường. USP thể hiện rõ những lợi ích độc nhất của doanh nghiệp, ngoài là sữa chua thông thường Yakult còn là sản phẩm tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

USP của MILO: “Nuôi dưỡng thế hệ Việt Nam năng động và khỏe mạnh”

Để trở thành một thức uống quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, Nestle đã dày công nghiên cứu ra một USP độc đáo cho sản phẩm của họ. Với thông điệp này thì đây sẽ là lựa chọn đầu tiên khi mọi người có nhu cầu mua những thực phẩm nâng cao sức khoẻ.

Lời kết

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về USP, mong bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về USP.  Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp doanh nghiệp của bạn tìm được một USP phù hợp và tạo được điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Dương Huyền My

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan