Kiến thức tổng quan | 17/12/2021

Vỡ nợ là gì? Điều gì sẽ xảy ra khi các chủ thể vỡ nợ

Vỡ nợ – một khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong đầu tư và kinh doanh. Đây là một trong những rủi ro nhà đầu tư luôn phải đối mặt trong các hoạt động vay vốn hay chứng khoán. Vỡ nợ xảy ra không chỉ ở những cá nhân, doanh nghiệp, mà ngay cả một quốc gia cũng có thể gặp phải. Vậy vỡ nợ là gì? Điều gì sẽ xảy ra khi một cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ mất khả năng thanh toán? Các bạn hãy tham khảo bài viết này của DNSE để được giải đáp nhé. 

Vỡ nợ là gì? 

Tìm hiểu về Vỡ nợ
Tìm hiểu về Vỡ nợ

Vỡ nợ trong tiếng anh là Default, chỉ việc cá nhân, doanh nghiệp hoặc quốc gia không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Hiểu một cách đơn giản là khi người vay không có khả năng thanh toán cả gốc lẫn lãi cho người cho vay thì xảy ra vỡ nợ. 

Đặc điểm của vỡ nợ: 

  • Vỡ nợ xảy ra với cả khoản vay có bảo đảm hoặc không bảo đảm. Chỉ cần đến thời hạn mà người đi vay vẫn chưa thành toán thì có khả năng vỡ nợ. 
  • Ngoài ra, nó còn gây ảnh hưởng xấu đến tín dụng và khả năng vay nợ trong tương lai. 
  • Vỡ nợ có thể xảy ra trong đầu tư chứng khoán. Theo đó, một công ty khi phát hành trái phiếu nhưng không có khả năng thanh toán cũng bị xem là vỡ nợ. 

Các loại vỡ nợ phổ biến hiện nay

3 loại nợ phổ biến hiện nay
3 loại nợ phổ biến hiện nay

Mất khả năng thanh toán thường xảy ra dưới nhiều hình thức và chủ thể. Dưới đây là một số loại vỡ nợ thường xảy ra nhất: 

Vỡ nợ trên khoản vay có bảo đảm

Các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản như nhà cửa, phương tiện cũng có khả năng bị vỡ nợ. Khi người đi vay mất khả năng thanh toán, người cho vay sẽ có quyền thực hiện pháp lý đối với tài sản bảo đảm. 

Vỡ nợ khoản vay không có bảo đảm

Các khoản vay tín chấp, hay nợ thẻ tín dụng tiềm ẩn nguy cơ không khả năng thanh toán cao. Khi vỡ nợ xảy ra, người cho vay có quyền yêu cầu thực hiện pháp lý với bên đi vay. Như vậy, bên đi vay sẽ phải trả và đền bù theo phán quyết của tòa án. Nếu không sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Vỡ nợ trên khoản vay sinh viên 

Các khoản vay nợ sinh viên thường không có tài sản bảo đảm. Do đó, rủi ro trên các khoản vay này cũng giống với vay nợ không đảm bảo. Tuy nhiên, khả năng mất khả năng trên khoản vay sinh viên thấp hơn nhiều bởi lãi suất thường ưu đãi. 

Chuyện gì xảy ra khi cá nhân, doanh nghiệp, Chính phủ vỡ nợ

Mất khả năng thanh toán tạo ra rất nhiều hệ quả tiêu cực cho các chủ thể liên quan. Nó tác động trực tiếp đến tình hình và khả năng tài chính của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Hãy xem điều gì sẽ xảy ra khi các chủ thể trên mất khả năng thanh toán nhé: 

Cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ mất khả năng thanh toán sẽ thế nào
Cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ mất khả năng thanh toán sẽ thế nào

Vỡ nợ cá nhân

Vỡ nợ cá nhân xảy ra khi một cá nhân bất kỳ không đúng hạn thanh toán tín dụng, vay, thế chấp của mình. Điều này sẽ tạo ra những hậu quả xấu cho chính bản thân người vay nợ. Cụ thể: 

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh dự và khả năng tín dụng trong tương lai. 
  • Giảm khả năng vay nợ để cải thiện tình hình nếu kịp xử lý hậu quả của lần vay nợ trước. 
  • Thường phải chịu lãi suất cho vay cao hơn bình thường vì lịch sử tín dụng không tốt. 
  • Có khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý và hình sự nếu người cho vay truy cứu. 

Vỡ nợ doanh nghiệp

Vợ nợ doanh nghiệp xảy ra khi tình hình kinh doanh của một công ty không khả quan. Trong thời gian dài, công ty không thể tạo ra dòng tiền để thanh toán các khoản nợ, lãi cho nhà đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp. Điều này sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng:

  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thể gây ảnh hưởng đến một ngành hoặc toàn bộ nền kinh tế. 
  • Ảnh hưởng đến tín dụng và tính thanh khoản của thị trường tài chính quốc gia. 
  • Ví dụ như sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers đã tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. 

Vỡ nợ Chính phủ

Vỡ nợ Chính phủ xảy ra khi nhu cầu chi tiêu trong nước ngày càng cao lên. Trong khi đó các nguồn thu từ thuế,… không thể đáp ứng được. Lúc này, Chính phủ các nước sẽ lựa chọn việc đi vay nợ các quốc gia khác. Nhưng khi quá hạn mà Chính phủ vẫn không trả tiền được cho các chủ nợ, lúc này sẽ xảy ra tình trạng vỡ nợ quốc gia. 

  • Đồng nội tệ mất giá: Khi một quốc gia mất khả năng thanh toán, người dân thường có xu hướng rút tiền ra khỏi ngân hàng, sau đó mang ra nước ngoài để gửi. Điều này có thể khiến đồng nội tệ rớt giá nghiêm trọng. 
  • Khó tiếp cận vốn quốc tế: Các quốc gia hay tổ chức quốc tế sẽ dè chừng hơn khi cho các quốc gia từng vỡ nợ vay tiền. Vì họ lo ngại việc khó thu hồi vốn đã cho vay và lãi suất. Trong trường hợp được cho vay, quốc gia từng vỡ nợ thường phải chấp nhận lãi suất cao. 
  • Hạn chế nguồn đầu tư: Dù quốc gia có nhiều nguồn lực và tiềm năng để phát triển nhưng vốn đầu tư nước ngoài cũng sẽ cẩn trọng hơn khi đổ vào. Bởi nhà đầu tư lo ngại việc đầu tư sẽ không đem lại kết quả nếu quốc gia tiếp tục vỡ nợ. Thậm chí nguồn vốn họ rót vào còn không có khả năng thu hồi. 

Kết luận

Trong bài viết trên, DNSE đã cung cấp cho bạn những kiến thức về vỡ nợ là gì. Mong rằng qua những thông tin trên sẽ mang đến cho bạn những bài học quý giá trong đầu tư và kinh doanh. Hãy theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Thị Hậu

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan