Doanh nghiệp | 08/11/2021

Vốn điều lệ là gì? Kiến thức bạn cần biết về vốn điều lệ

Vốn điều lệ là cụm từ được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Vậy vốn điều lệ là gì? Nhà đầu tư chứng khoán có cần quan tâm tới vốn điều lệ trước khi đầu tư vào doanh nghiệp không? Hãy cùng DNSE tìm hiểu những nội dung quan trọng về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Vốn điều lệ là gì
Vốn điều lệ là gì?

Các vấn đề cơ bản cần hiểu về vốn điều lệ

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là số vốn được các thành viên cổ đông của công ty đó góp vốn lại theo cam kết, nhằm duy trì các hoạt động của doanh nghiệp. Số vốn góp giữa các cổ đông sẽ được lưu lại trong hợp đồng điều lệ của công ty.

Góp vốn điều lệ là hoạt động đầu tư vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu công ty. Các thành viên cổ đông và bên doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện các điều lệ đã được quy định.  

Các loại tài sản có hiệu lực sử dụng để góp vốn bao gồm: ngoại tệ tự do chuyển đổi, Đồng Việt Nam, vàng, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu đất, công nghệ, bí quyết kỹ thuật và các tài sản khác được định giá bằng Đồng Việt Nam.

Vai trò của vốn điều lệ đối với công ty

Vốn điều lệ của công ty thể hiện điều gì? Sau đây là vai trò của vốn điều lệ:

  • Vốn điều lệ công ty cho chúng ta biết được tổng mức vốn đầu tư ban đầu của tất cả các thành viên của công ty. Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của một doanh nghiệp
  • Là cơ sở để phân chia lợi nhuận, thua lỗ, rủi ro giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia góp vốn
  • Là một sự cam kết về trách nhiệm giữa các thành viên, đối tác, khách hàng cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp
  • Tổng vốn điều lệ còn giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp đó. Ví dụ một doanh nghiệp có mức góp vốn cao sẽ được đánh giá cao và nhận được sự tin tưởng từ các nhà đầu tư mới hoặc các bên vay vốn

Ý nghĩa của vốn điều lệ là gì?

Nhìn chung, vốn điều lệ chỉ có ý nghĩa xác định tỷ lệ vốn góp của những thành viên hoặc tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông. Thêm vào đó, đây giống như một cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp với Nhà nước. Vốn điều lệ không có quá nhiều ý nghĩa trong quá trình nhà đầu tư phân tích cũng như đánh giá doanh nghiệp.

Quy định về mức vốn điều lệ công ty

Mức vốn điều lệ tối thiểu để mở công ty được quy định tùy theo ngành nghề kinh doanh:

  • Nếu ngành nghề kinh doanh bình thường, không yêu cầu về mức vốn pháp định thì mức vốn tối thiểu không được quy định. Tức là mức vốn bạn muốn kê khai là bao nhiêu đều được
  • Nếu ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về mức vốn pháp định, thì công ty đó cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức vốn pháp định yêu cầu

Mức vốn điều lệ tối đa của một công ty là bao nhiêu?

Không có quy định về mức vốn tối đa, tức là việc bỏ tiền góp vốn kinh doanh của bạn sẽ không bị hạn chế. Nhà đầu tư có thể xem xét mức độ góp vốn phù hợp với sự phát triển và hoạt động của công ty.

Vốn điều lệ có cần chứng minh không?

Khi góp vốn điều lệ, có bị yêu cầu chứng minh số vốn đã góp hay không? Câu trả lời là không, tuy nhiên sẽ có quy định về thời gian góp vốn. Số vốn cần được góp đủ vào công ty là 90 ngày kể từ khi được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau 90 ngày, số vốn đã góp chưa đủ, có thể điều chỉnh về số vốn thực tế đã góp.

Sẽ không có cơ quan nào kiểm tra vốn điều lệ, tuy nhiên khi thành lập lên doanh nghiệp, tổ chức đó cần có trách nhiệm về các vấn đề của doanh nghiệp đó. Đặc biệt là các vấn đề về quản lý tài chính, hoạt động công ty và kê khai đóng thuế.

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp mở ra, tuy nhiên vì những lý do không quản lý chặt chẽ và kê khai thuế đầy đủ. Đã trở thành khó khăn cho chủ sở hữu và doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Kết luận

Nhìn chung, vốn điều lệ chỉ mang ý nghĩa xác định tỷ lệ vốn góp của các thành viên. Chỉ số này không có quá nhiều ý nghĩa đối với nhà đầu tư chứng khoán. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên giúp bạn hiểu hơn về vai trò của vốn điều lệ đối với một doanh nghiệp. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết về tài chính, kinh doanh trên website DNSE nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Hoàng Minh Tuấn

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan