Chứng khoán | 26/12/2022

Vùng cung cầu (Supply Demand) trong chứng khoán là gì?

Sử dụng vùng cung cầu khi giao dịch chứng khoán là một kỹ thuật được nhiều nhà đầu tư ưa thích. Nó cho những dự báo tốt về thời điểm đảo chiều của giá trong tương lai. Vậy vùng cung cầu trong chứng khoán là gì? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Vùng cung cầu trong chứng khoán là gì?
Vùng cung cầu trong chứng khoán là gì?

Vùng cung cầu trong chứng khoán là gì?

Vùng cung cầu (Supply Demand) là một kỹ thuật phân tích phổ biến được sử dụng trong giao dịch trong ngày. Các vùng là các khoảng thời gian xảy ra tranh chấp giữa bên mua và bên bán trước khi giá biến động mạnh. Nó thường được đánh dấu bằng một vùng hình chữ nhật trên biểu đồ giá chứng khoán hoặc ngoại hối.

Xác định vùng cung (Supply)

Vùng cung trên biểu đồ là khu vực mà phe bán vượt trội hơn hẳn so với phe mua và giá sẽ giảm cho đến khi sự cân bằng giữa mua và bán được phục hồi. Khi giá thị trường chạm tới vùng này, giá sẽ có thể giảm xuống. Nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận bằng các lệnh bán tại đây.

Để xác định vùng cung, trước tiên cần xác định vùng cơ sở từ mức giá của cây nến cuối ngay trước khi giá giảm xuống. Từ đây, có thể vẽ vùng hình chữ nhật qua vùng cơ sở để tạo thành một vùng cung.

Ví dụ:

Ví dụ vùng cung trong chứng khoán
Ví dụ vùng cung trong chứng khoán

Xác định vùng Cầu (Demand)

Vùng cầu xuất hiện khi nguồn cung cạn kiệt, nhu cầu mua vào bắt đầu hiện hữu. Ở đây, nhu cầu tăng mạnh sẽ đẩy giá tăng lên. Tại đây nhà đầu tư có thể thực hiện các lệnh mua để thu về lợi nhuận tốt.

Để xác định vùng cầu, trước tiên cần xác định vùng cơ sở từ mức giá của cây nến cuối ngay trước khi giá tăng lên. Từ đây, có thể vẽ vùng hình chữ nhật qua vùng cơ sở để tạo thành một vùng cầu.

Ví dụ:

Ví dụ vùng cầu trong chứng khoán
Ví dụ vùng cầu trong chứng khoán

Cách vẽ vùng cơ sở (Base)

Vùng cơ sở (Base) được hiểu là một nhóm các cây nến nhỏ đi ngang hoặc kết hợp những cây nến đảo chiều xu hướng. Ngoài ra, những mô hình nến Nhật bao gồm 1 hoặc 2 nến cũng có thẻ dùng để vẽ vùng. Chẳng hạn như nến Hammer, nến sao băng, nến nhấn chìm tăng và giảm,…

Vùng cơ sở được vẽ từ mức giá thấp nhất của cây nến ngay trước khi thị trường đảo chiều. Từ vùng cơ sở, nhà đầu tư có thể kéo hình chữ nhật để tạo thành một vùng cung hoặc vùng cầu.

Cách vẽ vùng Cung Cầu (Supply Demand) chính xác?

Cách vẽ vùng cung

  • Vùng cung được vẽ bằng một khoảng hình chữ nhật từ giá mở cửa của cây nến tăng cuối cùng trước khi giá đảo chiều giảm. Nếu vùng cơ sở là tập hợp các cây nến sideway, nhà đầu tư cần xác định cây nến tăng cuối cùng để vẽ vùng cung.
  • Độ rộng của vùng cung được giới hạn bởi mức giá cao nhất (có thể là râu nến) của nến gần nhất với vùng đảo chiều. Nến này thường nằm trong vùng cơ sở.

Cách vẽ vùng cầu

  • Vùng cầu được vẽ tương tự như vùng cung. Nhà đầu tư cần bắt đầu từ giá mở cửa của cây nến giảm cuối cùng trước khi giá đảo chiều tăng.
  • Độ rộng của vùng cầu được giới hạn bởi mức giá thấp nhất (có thể là râu nến) của nến gần nhất với vùng đảo chiều.

Chiều dài của vùng cung cầu có thể được kéo dài tùy ý. Nó cho dự báo răng trong tương lai, nếu giá chạm vùng cung cầu này sẽ có khả năng đảo chiều.

Loại vùng Cung Cầu (Supply Demand) nào cho kết quả giao dịch tốt hơn?

Loại vùng cung cầu nào cho kết quả giao dịch tốt hơn?
Loại vùng cung cầu nào cho kết quả giao dịch tốt hơn?

Các nhà đầu tư tin rằng vùng cung cầu được hình thành trong thời gian dài sẽ có giá trị mạnh hơn. Các vùng cung, cầu được xác định xuất phát từ một vùng cơ sở bao gồm các nến sideway thường sẽ cho dự báo tốt hơn so với vùng được vẽ từ một cây nên đơn.

Khi xuất phát từ một cây nến, đồng nghĩa với ít nhà đầu tư tham gia đặt lệnh ngược hướng thị trường trước khi giá đảo chiều để tạo ra vùng cung cầu. Ngược lại khi hình thành từ một vùng cơ sở, nhiều nhà đầu tư bị kẹt lệnh hơn do thị trường đang đi ngang.

Ngoài ra vùng cung cầu mới hình thành sẽ tốt hơn để giao dịch. Vùng cung cầu được sử dụng tương tự vùng hỗ trợ và kháng cự. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán khi giá quay lại vùng cung. Ngược lại, có thể đặt lệnh mua khi giá quay về vùng cầu.

Tuy nhiên, để giao dịch hiệu quả, nên chọn những vùng cung cầu mới, chưa bị phản ứng bởi giá. Bởi sau mỗi lần giá thử nghiệm lại, giá trị của vùng sẽ giảm đi. Càng về sau, tâm lý thị trường cho rằng giá đảo chiều sẽ yếu đi. Khi đố, các giao dịch cũng sẽ kém hiệu quả.

Kết

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Vùng cung cầu trong chứng khoán là gì?”. Đây là một phương pháp giao dịch hữu ích cho nhà đầu tư theo trường phái kỹ thuật. Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều kiến thức đầu tư nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Mai Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan