Chứng khoán | 12/01/2023

Xu hướng thị trường chứng khoán và những điều cần biết!

Xu hướng hay xu hướng thị trường chứng khoán là chuyển động của giá cả theo một hướng nhất định tại một thời điểm nào đó. Dựa vào thay đổi của nó các nhà đầu tư có thể nhận định thị trường tăng hoặc giảm. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm các kiến thức về nó.

Xu hướng thị trường chứng khoán và những điều cần biết!
Xu hướng thị trường chứng khoán và những điều cần biết!

Xu hướng thị trường chứng khoán là gì?

Xu hướng thị trường chứng khoán được hiểu là hướng đi chung của cả thị trường hoặc giá của tài sản. Dựa vào quá trình tăng giảm của thị trường cổ phiếu, các xu hướng cũng sẽ di chuyển theo. Nó sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu một xu hướng nào đó tồn tại quá lâu thì các nhà đầu tư càng nên chú ý vào nó.

Nhiều nhà giao dịch sẽ lựa chọn giao dịch theo cùng một xu hướng; một số khác thì sẽ tìm cách xác định các đảo ngược hoặc giao dịch ngược lại với xu hướng. Tất cả các thị trường đều có thể xảy ra xu hướng tăng hoặc giảm chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu,… Xu hướng cũng có thể xảy ra đối với dữ liệu; khi dữ liệu kinh tế hàng tháng giảm từ tháng này sang tháng khác.

Trong trường hợp bạn là một nhà đầu tư “lướt sóng” thì quá trình cập nhật xu hướng lên, xuống của thị trường chứng khoán; qua hành động trao đổi hoặc phân tích thị trường cũng có thể thu về lợi nhuận đáng kể.

Xu hướng thị trường chứng khoán được hiểu là hướng đi chung của cả thị trường hoặc giá của tài sản
Xu hướng thị trường chứng khoán được hiểu là hướng đi chung của cả thị trường hoặc giá của tài sản

Các loại xu hướng thị trường chứng khoán

Hiện nay có 3 loại xu hướng mà nhà đầu tư có thể gặp là Uptrend, Downtrend, Sideway. Quá trình xác định xu hướng thực sự vô cùng quan trọng; vậy nên nếu nhà đầu tư có thể xác định chính xác xu hướng thì việc kiếm lời sẽ dễ dàng hơn.

  • Uptrend là xu hướng giá di chuyển theo dạng mô hình tăng. Tại thời điểm này các nhà đầu tư sẽ ưu tiên mua, sau đó chờ giá tăng tiếp. Khi thị trường uptrend thì đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ; đáy mới cao hơn đáy cũ.
  • Downtrend là xu hướng giá sẽ di chuyển theo dạng mô hình giảm. Đây là thời điểm các nhà đầu tư ưu tiên bán ra và tiếp tục chờ giá giảm xuống. Trong trường hợp thị trường có xu hướng downtrend thì đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ và đáy mới thấp hơn đáy cũ.
  • Sideway là xu hướng thị trường chứng khoán sẽ đi theo chiều ngang và biến động trong một khoảng giá xác định. Nó sẽ không tăng hoặc không giảm theo một hướng. Nhiều nhà đầu tư sẽ không tham gia giao dịch khi thị trường có xu hướng sideway. Nhưng bên cạnh đó một số ít vẫn có thể tận dụng thị trường sideway để kiếm thêm lợi nhuận. Đặc điểm của thị trường Sideway là đỉnh mới và đáy mới ngang bằng hoặc gần bằng đỉnh cũ hoặc đáy cũ.

Áp dụng xu hướng thị trường chứng khoán vào giao dịch

Áp dụng xu hướng thị trường chứng khoán vào giao dịch như thế nào?
Áp dụng xu hướng thị trường chứng khoán vào giao dịch như thế nào?

Chiến lược mua khi giá điều chỉnh

Đây là trạng thái nhà đầu tư sẽ cạnh mua khi giá xuất hiện nhịp giảm trong khoảng thời gian ngắn nhưng vẫn có thể giữ được xu hướng trong thời gian dài.

Ưu điểm của chiến lược mua khi giá điều chỉnh:

  • Giá vốn thấp
  • Phù hợp với nguồn vốn lớn

Nhược điểm của chiến lược mua khi giá điều chỉnh:

  • Rất khó để biết được thời gian khi nào dòng tiền lớn quay trở lại; vì thế nhiều nhà đầu tư sẽ gặp tình trạng bị giam vốn trong một thời gian.
  • Khả năng kiểm soát rủi ro khá kém.

Cách xác định các vùng hỗ trợ tiềm năng:

Xác định hỗ trợ nhờ các đường trung bình di động, thang Fibonacci hoặc nền giá trước đó.

Ví dụ về chiến lược mua khi giá điều chỉnh:

Nhìn vào hình ảnh có thể thấy, sau một nhịp tăng mạnh; giá xuất hiện nhịp có thể điều chỉnh trước áp lực chốt lãi của các nhà đầu tư đã mua trước đó.

  • Bằng phương pháp xác định hỗ trợ từ cách nhìn về nền giá trước đó, có thể dễ dàng nhận thấy vùng giá 3,5 là vùng hỗ trợ được đánh giá đáng tin cậy trong nhịp điều chỉnh lần này.
  • Giá điều chỉnh cùng với thanh khoản thấp có thể thấy áp lực bán ra đã cạn kiệt.
  • Chỉ báo MACD cắt qua đường Signal sẽ thông báo cho bạn nhịp điều chỉnh có thể sắp kết thúc và chuẩn bị mở ra một xu thế tăng mới.

Có thể dễ dàng thấy cổ phiếu này có phản ứng tốt với vùng hỗ trợ sau đó, cùng với đó giá bật nảy trở lại ở những phiên sau. Đây chính là cơ hội đổi mới của mã cổ phiếu này.

Chiến lược mua khi giá bứt phá (Break-out)

Đây là trạng thái các nhà đầu tư sẽ canh mua khi gia xuất hiện một nhịp tăng bứt phá trong thời gian ngắn nhằm tiếp diễn đà tăng trong thời gian dài hạn.

Ưu điểm của chiến lược mua khi giá bứt phá:

  • Tối ưu khả năng xoay vòng vốn
  • Khả năng quản trị rủi ro khá tốt

Nhược điểm của chiến lược mua khi giá bứt phá:

  • Chấp nhận tình trạng mua đuổi giá cao để có thể đổi lấy khả năng tăng giá nhanh.
  • Khó giải ngân cùng lúc với các cổ phiếu có thanh khoản trung bình thấp.

Xác định kháng cụ tiềm năng:

Ví dụ về chiến lược mua khi giá bứt phá:

Cổ phiếu trong hình trên có một số đặc điểm cơ bản để thành mô hình Break-out như sua:

  • Giá bứt phá mạnh qua 3 đỉnh trước đó
  • Bứt phá cùng với thanh khoản đột biến
  • MACD đi qua đường Signal và MACD lớn hơn 0, điều này thể hiện xu hướng tăng được mở ra. Có thể thấy chỉ trong 8 tháng giá của cổ phiếu này tăng hơn 200%.

Trên đây là những kiến thức về xu hướng thị trường chứng khoán mà DNSE có thể cung cấp cho bạn. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích trong quá trình tham gia đầu tư của bạn.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan