Kiến thức tổng quan | 21/11/2022

YOY là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết

YOY là chỉ số được dùng để so sánh các kết quả tài chính trong cùng một khoảng thời gian. Qua đó, có thể dễ dàng nhận biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy bản chất của chỉ số YOY là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Chỉ số YOY là gì? Tìm hiểu về chỉ báo YOY!
Chỉ số YOY là gì? Tìm hiểu về chỉ báo YOY!

YOY là gì?

YOY (Year Over Year) được biết đến là chỉ số tăng trưởng kinh tế từ năm này so với năm khác. Chỉ số này được sử dụng như một yếu tố so sánh kết quả tài chính của một doanh nghiệp trong khoảng thời gian được xem xét. 

Nếu nhà đầu tư có được chỉ số này; thì họ có thể dễ dàng nhận diện được tình trạng của công ty là đang tăng trưởng hay rơi vào tình trạng báo động.

Đặc điểm, ý nghĩa và ứng dụng của chỉ số YOY

Đặc điểm của chỉ số Year Over Year

YOY đem lại cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm đó. Nếu xét trong các giai đoạn cụ thể; thì họ có thể đánh giá chi tiết nhất hoạt động của đơn vị đó có đem lại hiệu quả hay không. Từ đó đưa ra phương án hợp lý nhất. Chỉ số YOY được thể hiện rất rõ thông qua báo cáo tài chính nhằm thông báo tình hình biến động của doanh nghiệp theo thời gian.

Ngoài ra, các nhà quản trị có thể dễ dàng so sánh các mốc thời gian với nhau; thuận tiện trong việc đánh giá cụ thể về yếu tố nào đang ảnh hưởng đến sự vận hành của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của chỉ số YOY

Chỉ số YOY đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sử dụng và tạo lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 

YOY còn được gọi là chỉ số tăng trưởng; nó giúp nhà đầu tư khi đọc báo cáo tài chính sẽ hình dung được nhiều vấn đề trong kinh doanh của doanh nghiệp. Một số ý nghĩa của YOY như:

  • Giúp nhà đầu tư biết được tình hình kinh doanh của họ một cách khách quan nhất nhằm đưa ra phương án giải quyết thích hợp nhất.
  • So sánh sự tăng trưởng trên nhiều mộc thời gian khác nhau.
  • Đánh giá tốt lợi nhuận cũng như chiến lược kinh doanh hiện tại có đem lại sự hiệu quả cho doanh nghiệp không.
  • Nhìn nhận được vấn đề đầu tư của doanh nghiệp mang đến chất lượng tốt nhất.

Ứng dụng của chỉ số YOY

Chỉ số YOY được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau:

  • Logistics: Các doanh nghiệp về lĩnh vực giao hàng và vận chuyển rất quan tâm đến số lượng các mặt hàng được giao và các lần giao hàng riêng lẻ. YOY sẽ giúp các doanh nghiệp này cải thiện các yếu tố để tăng hiệu quả trong quá trình kinh doanh; chẳng hạn như: thay đổi tuyến đường đi để quãng đường vận chuyển tiết kiệm nhất.
  • Nhà hàng, khách sạn: Các chuỗi nhà hàng chắc chắn đều muốn theo dõi số lượng khách hàng mới. Bên cạnh đó họ cần quản lý các cơ sở của mình. Chỉ số YOY sẽ giúp họ thống kê chi tiết nhất để thấy được toàn bộ sự tăng trưởng của họ. 
  • Chăm sóc sức khỏe: Bằng cách tinh toán thông minh của YOY, các công ty về chăm sóc sức khỏe có thể tập trung để chăm sóc bệnh nhân; nâng cao chất lượng dịch vụ,… 

Cách tính và tại sao cần phải tính YOY?

Cách tính và tại sao cần phải tính YOY?
Cách tính và tại sao cần phải tính YOY?

Cách tính chỉ số YOY

Việc tính toán chỉ số YOY không khó khăn như nhiều người nghĩ. Thậm chí đây là một chỉ số có cách tính toán được đánh giá là khá đơn giản. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: Sự chênh lệch trong hai năm liền kề về hoạt động kinh doanh được tình bằng số liệu hiện tại của năm trừ số liệu cùng thời điểm năm trước.
  • Bước 2: Lấy kết quả đó chia cho số liệu của năm trước, từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong 2 năm liền kề.
  • Bước 3: Tính tỷ lệ phần trăm tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp; đây chính là chỉ số YOY.

Ví dụ: Doanh nghiệp A có doanh thu năm 2021 và 2020 lần lượt là 200 tỷ và 170 tỷ. Từ đó tính được chỉ số YOY được tính như sau: (200-170) : 170 = 0,17 tương tự với 17%.

Tại sao cần phải tính chỉ số YOY?

Bằng tính linh hoạt của chỉ số YOY doanh nghiệp có thể nắm bắt các chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển ngày càng tốt hơn. 

Nắm bắt và hiểu rõ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Việc phân tích chỉ số YOY có thể so sánh và xác định tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Sau đó doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược bán hàng thích hợp nhằm gia tăng lợi nhuận nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Biết rõ chỗ đứng hiện tại của doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp cùng tham gia trên một thị trường và có sự cạnh tranh với nhau. Từ đó xuất hiện sự phân chia vị thế. Thông qua việc xác định chỉ số YOY là gì; các doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn nhận định về sự phát triển và sự suy yếu của chính mình. Quá trình xây dựng chiến lược sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết; và tìm được vị trí vững chắc trên thị trường.

Đưa ra quyết định về đầu tư

Từ các chỉ số YOY doanh nghiệp sẽ có được quyết định đứng đắn trong quá trình đầu tư.  Căn cứ vào chỉ số này các nhà đầu tư có thể biết được tình hình kinh doanh hiện tại; dễ dàng sàng lọc đâu là nơi nên đầu tư. 

Ưu và nhược điểm khi sử dụng chỉ số YOY

YOY cũng tránh khỏi những hạn chế nhất định bên cạnh một loạt những lợi thế; đây cũng là một số vấn đề chính là doanh nghiệp cần nắm rõ.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng chỉ số YOY
Ưu và nhược điểm khi sử dụng chỉ số YOY

Ưu điểm nổi bật của chỉ số YOY

  • Dễ dàng tính toán
  • Có được sự lựa chọn thích hợp trong việc đưa ra phương án vận hành chính xác.
  • Phân tích kết quả ròng chính xác để đưa ra kết quả tốt nhất. Ngoài ra, họ không cần phải quan tâm đến quá trình doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào, chỉ cần tập trung vào kết quả.

Nhược điểm cần biết của chỉ số YOY

  • Khó khăn trong việc nhìn nhận quá trình mà doanh nghiệp đã trải qua.
  • Trong trường hợp kết quả là con số âm; thì kết quả không có ý nghĩa và không thể tiếp tục phân tích.
  • Dễ xảy ra tình trạng nhiễu thông tin do chỉ số này được xét trên một khoảng thời gian nhất định.
  • So sánh chỉ số YOY theo từng năm; tức là bạn đã bỏ qua sự biến động của số liệu theo từng tháng và không biết những vấn đề đã phát sinh trong giai đoạn đó.

Ví dụ về việc tính toán và sử dụng chỉ số YOY

Ví dụ 1:

Doanh số bán lẻ 5 tháng đầu của một doanh nghiệp là 206 triệu; tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, nghĩa là trong 5 tháng đầu năm nay; tăng 3% so với 5 tháng đầu vào năm ngoái.

Theo đó, năm trước đó bán lẻ 5 tháng đầu tiên đạt 200 triệu ( 206 -200)/206 = 0,03 triệu tương đương 3%.

Ví dụ 2:

Một kênh Youtube có 8.000 lượt xem trong tuần đầu của tháng 2; giảm 25% so với cùng kỳ, tức là số lượt xem của tuần đầu tháng 1 cao hơn tuần đầu tháng 2.

Vậy tuần đầu của tháng 1 số lượt xem đạt 10 nghìn lượt ( tháng 2 giảm xuống 2000 lượt xem) 2000/8000 = 0,25 lượt và chiếm 25%.

Trên đây là những kiến thức mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn về chỉ số YOY là gì. Chắc chắn những kiến thức trong bài này sẽ giúp đỡ doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư trong quá trình đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan