Tự do tài chính | 27/02/2023
Khám phá ngay 4 mức độ tiết kiệm để đạt tự do tài chính
Việc nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tinh thần, nuôi dưỡng sở thích hay đầu tư để phát triển bản thân ngày càng được quan tâm trong xã hội hiện đại ngày này đã thúc đẩy nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ hướng đến mục tiêu tự do tài chính. Khi đã tự do về tài chính, bạn có thể làm những gì mà bạn thân muốn mà không bị phụ thuộc vào ý chí của bên thứ 3. Vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu này? Trước hết, đừng bỏ qua TOP 4 mức độ tiết kiệm để đạt tự do tài chính dưới đây nhé.
Thế nào mới là đạt tự do tài chính?
Khi đạt được tự do tài chính, bạn có đủ khả năng để chi trả cho các nhu cầu sinh hoạt của bản thân gồm có chi phí ăn ở, giải trí, sở thích,… và tự đưa ra những quyết định mà không chịu sự chi phối bởi nỗi lo về tiền bạc. Chính vì thế, nếu bạn chưa thể chi tiêu theo sở thích của bản thân thì bạn chưa đạt được tự do về tài chính hay nếu bạn luôn trong tình trạng dư dả đầu tháng nhưng tằn tiện cuối tháng thì bạn cũng chưa có tự do tài chính.
Hiện nay chưa có con số cụ thể về độ tuổi đạt được tự do về tài chính hay số tiền bạn cần có để đạt được điều này. Tùy vào nhu cầu chi tiêu, năng lực làm chủ và kiểm soát sức khỏe tài chính của mỗi cá nhân mà khả năng đạt được tự do tài chính có thể xảy ra hay không, thời gian để đạt được mục tiêu trên là ngắn hay dài.
Cần bao nhiêu tiền để đạt tự do tài chính?
Khi ước lượng số tiền cần có để đạt tự do tài chính, người ta thường sử dụng quy tắc 4% trong tự do tài chính. Theo đó, mỗi năm rút 4% số tiền cần có để chi trả cho chi phí sinh hoạt, bạn vẫn có cuộc sống thoải mái khi về già. Nếu bạn đang sở hữu số tiền bằng 25 lần (nghịch đảo của 4%) tổng chi phí sinh hoạt trong một năm của mình thì bạn đạt tự do tài chính.
Trong đó, chi phí sinh hoạt bao gồm các chi phí ăn ở, giải trí, sức khỏe, chi phí cho sở thích và phát triển bản thân,…
Tuy nhiên vì quy tắc này có một số hạn chế như chưa tính đến các biến động chính trị, kinh tế, mức độ lạm phát, tỷ lệ đầu tư hay các trường hợp hợp mong muốn như bệnh tật,… nên nó chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn có thể tham khảo thêm giải pháp hoàn thiện quy tắc 4% tại quy tắc 4% trong tự do tài chính.
Dù vậy, có một điều chắc chắn là để có được số tiền này, bạn bắt buộc phải có thói quen chi tiêu kỷ luật và phương pháp tiết kiệm hiệu quả.
4 mức độ tiết kiệm để đạt tự do tài chính phổ biến
Người ta chia tiết kiệm làm 4 mức độ gồm:
Mức độ 1: Không tiết kiệm
Đây là mức độ thấp nhất, số tiền tiết kiệm bằng không, nghĩa là có bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu. Những đối tượng này luôn trong tình trạng “ăn bữa nay, lo bữa mai”. Thu nhập của họ hàng tháng thậm chí còn không đủ để chi trả cho những nhu cầu cơ bản hay sở thích cá nhân. Vì thế, những đối tượng này không thể đạt tự do về tài chính.
Mức độ 2: Tiết kiệm để tiêu xài
Ở mức độ này, tiền tiết kiệm được sử dụng để đáp ứng một vài nhu cầu mà người tiết kiệm đã lập kế hoạch từ trước, thường là kế hoạch ngắn hạn. Ví dụ như bạn có nhu cầu mua một chiếc máy tính mới và cần một khoản tiền nhất định để đạt được mục tiêu này. Bởi vậy, bạn lập kế hoạch tiết kiệm và ngay khi tiết kiệm đủ, bạn tiến hành mua máy tính luôn.
Sau khi đạt được mục tiêu để ra, số tiền tiết kiệm của bạn lại quay về con số 0. Đây là mức độ tiết kiệm khá phổ biến hiện nay.
Mức độ 3: Tiết kiệm chỉ để tiết kiệm
Đây là xu hướng tiết kiệm an toàn được nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu lựa chọn. Số tiền còn dư sau khi đã chi trả cho chi phí cuộc sống hàng ngày sẽ được gửi vào tài khoản tiết kiệm với mục đích bảo toàn tài sản và nhận lãi định kỳ.
Hình thức tiết kiệm này dù không mang lại mức sinh lời cao và không bảo vệ giá trị tài sản khỏi lạm phát nhưng khá an toàn, phù hợp với những người mong muốn tích lũy tài sản trong dài hạn.
Mức độ 4: Người giàu tiết kiệm để đầu tư
Đây là cách tiết kiệm phổ biến của giới thượng lưu trên thế giới. Thay vì tiết kiệm tiền để tiêu xài cho dự định ở tương lai hay gửi vào tài khoản tiết kiệm, những người này sẽ dùng số tiền này để đầu tư nhằm dùng tiền đẻ ra tiền, tạo nguồn thu nhập thụ động.
Một số lĩnh vực đầu tư được ưa thích nhiều hiện nay gồm có bất động sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, vàng, ngoại tệ,… Chúng có mức sinh lời hấp dẫn nhưng đi kèm với đó là các rủi ro xảy ra khi thị trường biến động.
Để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư tiến hành đa dạng danh mục đầu tư, tuyệt đối không “để tất cả trứng vào cùng một rỏ”. Nếu lựa chọn được chiến lược đầu tư hiệu quả và “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tự do tài chính trong thời gian ngắn.
Đối với những người không có thời gian để theo dõi biến động thị trường hay không được đào tạo quản lý đầu tư bài bản, chứng chỉ quỹ với bộ phận chuyên quản lý quỹ và đầu tư chuyên nghiệp chính là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Tuy vậy, nếu đã quyết định đầu tư, bạn vẫn nên trang bị cho mình những kiến thức đầu tư từ cơ bản đến chuyên sâu để tránh bị phụ thuộc vào người khác và có thể tự ra quyết định khi thị trường xảy ra biến động lớn.
Tạm kết
Trong 4 mức độ tiết kiệm để đạt tự do tài chính, mức độ cuối cùng “người giàu tiết kiệm để đầu tư” ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn mà nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán bùng nổ như hiện nay. Nếu bạn là nhà đầu tư F0 mới bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán và đang tìm kiếm một giải pháp đầu tư thuận tiện, đơn giản, tiết kiệm thời gian thì tuyệt đối đừng bỏ qua EntradeX – Ứng dụng giao dịch chứng khoán thông minh trên di động, miễn phí giao dịch trọn đời.