Kinh tế | 13/12/2022
An ninh tài chính là gì? Giải pháp để đảm bảo an ninh tài chính!
Một hệ thống tài chính lý tưởng là khi nó phát triển ổn định, không có biến động xấu. Nhưng trong thực tế hệ thống tài chính luôn phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh, an toàn. Vậy an ninh tài chính là gì? Làm thế nào để đảm bảo an ninh tài chính? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết này nhé!
An ninh tài chính là gì?
Khái niệm
An ninh tài chính (Financial Security) là thuật ngữ để tình trạng tài chính ổn định, an toàn, vững mạnh. Kiểm soát an ninh tài chính chỉ đạt được khi nền tài chính được đảm bảo đủ các yếu tố này.
- Ổn định: Đây là trạng thái hoạt động bình thường, không có biến động bất ngờ. Tuy nhiên, nó không đồng nghĩa với việc đứng yên, không phát triển. Một nền tài chính ổn định cần được hiểu trong sự vận động đi lên không ngừng.
- An toàn: Đây là khi tài chính không bị đe dọa bởi những tác động nguy hiểm từ bên trong và bên ngoài. An toàn là yếu tố cốt lõi quyết định quá trình hoạt động của hệ thống tài chính.
- Vững mạnh: Đây là cơ sở để nền tài chính đạt được trạng thái ổn định và an toàn.
Phân loại an ninh tài chính
Theo phạm vi quản lý:
- An ninh tài chính quốc gia
- An ninh tài chính doanh nghiệp
- An ninh tài chính cá nhân
Theo chức năng tài chính:
- An ninh tài chính trong huy động các nguồn lực tài chính
- An ninh tài chính trong phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính
Theo lĩnh vực:
- An ninh tài chính khu vực nhà nước
- An ninh tài chính các khu vực trung gian tài chính
- An ninh tài chính khu vực doanh nghiệp và cư dân
Nguồn gốc của an ninh tài chính
Các vấn đề an ninh tài chính xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và sự phát triển của một quốc gia. Trong đó có thể kể đến những nguyên nhân sau:
- Khủng hoảng tài chính: Nền kinh tế bị khủng hoảng kéo theo sự trì trệ trong hoạt động tài chính. Đây là lúc những hành vi vi phạm an ninh tài chính gia tăng nhanh. Đặc biệt là khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái.
- Hệ thống quản trị của tổ chức tín dụng: Việc kiểm soát an ninh nội bộ của các tổ chức tín dụng đôi khi chưa theo kịp thị trường. Nó tạo ra những lỗ hổng an ninh cho kẻ xấu lợi dụng.
- Sức ép lợi nhuận: Một số tổ chức tài chính khi đối mặt với áp lực về doanh số đã nới lỏng điều kiện cho vay. Họ bỏ qua những quy định tín dụng, cho vay không có sự đảm bảo hợp pháp.
- Vi phạm của cán bộ, nhân viên: Một bộ phận cán bộ, thậm chí là cán bộ cấp cao của tổ chức tín dụng bị suy thoái đạo đức nghề nghiệp là mối đe dọa đối với an ninh tài chính.
- Thể chế pháp luật: Một số chính sách quản lý chưa được điều chỉnh kịp thời với thực tiễn. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, tội phạm luôn tìm kiếm những lỗ hổng để trục lợi.
- Công tác thanh kiểm tra: Còn nhiều hạn chế trong phát hiện và xử lý hành vi vi phạm an ninh tài chính. Việc trao đổi và phối hợp hành động giữa các ban ngành nhiều lúc còn chưa kịp thời.
Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính
Việc kiểm soát và đảm bảo an ninh tài chính trước hết cần đến cơ chế quản lý và thể chế pháp luật hoàn chỉnh. Xây dựng hệ thống giám sát tài chính để kiểm soát sự vận động của tiền tệ phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và tốc độ phát triển của thị trường tài chính. Đồng thời có thể phân tích các nguy cơ tiềm ẩn của khủng hoảng tài chính và vấn đề nợ quốc gia.
Mặt khác, hoạt động của các tổ chức tài chính cũng cần được quan tâm. Các ngân hàng cần nâng cao tính bảo mật, cơ chế đối phó rủi ro và năng lực phản ứng khi không có thanh khoản. Ngoài ra, cần đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động và xử lý triệt để những hành vi vi phạm.
Kết
Giữ được an ninh an toàn cho tài chính quốc gia là tiền đề cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Bài viết đã cung cấp những thông tin nhà đầu tư cần biết về an ninh tài chính là gì. Đừng quên theo dõi DNSE để biết thêm nhiều thông tin tài chính hữu ích nhé!