Kiến thức tổng quan | 24/11/2022

APR và APY là gì? Sự khác biết của APR và APY là gì?

APR và APY là 2 thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong DeFi nói về lợi nhuận hàng năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ APR và APY. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 chỉ số APY và APR nhé!

APR và APY có sự khác nhau như thế nào?
APR và APY có sự khác nhau như thế nào?

APR và APY là gì?

APR là gì?

APR (viết tắt của cụm từ Annual Percentage Rate) là lãi suất phần trăm hàng năm. Đây là tỉ lệ lãi nhà đầu tư phải trả cho khoản vay hay mức sinh lời từ đầu tư hàng năm. 

Tỷ lệ này bao gồm tất cả các loại phí như phí tháng, phí ban đầu,… Chỉ số APR giúp nhà đầu tư biết được chi phí cần phải trả tính theo từng năm.

APY là gì?

APY (viết tắt của cụm từ Annual Percentage Yield) là lợi nhuận phần trăm hằng năm. APY cũng tương tự như chỉ số EAR (Effective Annual Rate) – Tỷ lệ hiệu quả hằng năm. 

Lợi nhuận phần trăm hàng năm sẽ cho biết số tiền lãi mà khoản đầu tư của bạn có thể kiếm được trong vòng một năm. Tỷ lệ APY càng cao, số tiền lãi mà khoản đầu tư của bạn kiếm được sẽ càng lớn. Tuy nhiên, số tiền bạn có thể thể kiếm được cũng phụ thuộc vào số tiền trong tài khoản.

So sánh hai chỉ số APR và APY

So sánh sự khác nhau giữa hai chỉ số APR và APY
So sánh sự khác nhau giữa hai chỉ số APR và APY

Cả 2 chỉ số APR và APY đều đo lường lãi suất. Tuy nhiên, sự khác nhau lớn nhất giữa 2 chỉ số APR và APY là ảnh hưởng của lãi kép. Nếu như APR chỉ xem xét đến khoản tiền kiếm được dựa trên số vốn đầu tư ban đầu thì APY lại đề cập đến lợi nhuận dự kiến ​​hàng năm thu được từ một khoản tiền gửi sau khi tính lãi kép. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua công thức tính và ví dụ dưới đây!

Ví dụ chỉ số APR: Giả sử bạn gửi 1.000 đô la vào tài khoản ngân hàng với tỷ lệ lãi suất 12% mỗi năm (APR = 12%) và không mất phí. Sau một năm bạn sẽ nhận được

1,000 × (1 + 12%) = 1,120 USD. 

Tương đương với đó là 120 USD tiền lãi sau một năm. Tương tự, sau 2 năm bạn sẽ nhận được 1,240 USD và năm thứ 3 nhận được 1,360 USD. 

Ví dụ chỉ số APY:

Giả sử bạn gửi 1.000 USD vào tài khoản ngân hàng với APY là 12%, lãi suất 12% và trả 2 lần/năm. Sau khoảng thời gian 6 tháng bạn sẽ nhận được số tiền lãi là:

1,000 × 0,12/2 = 60 USD. 

Và số dư tài khoản 6 tháng sau là 1060 USD. Số tiền lãi sẽ được cộng vào số dư tài khoản. 6 tháng sau, số tiền lãi bạn nhận được sẽ là 1.060 × 0,12/2 = 63,6 USD. Như vậy, sau 1 năm, tổng số tiền nhận được là 1.123,6 USD.

Phương pháp xác định APR và APY

Công thức tính lãi suất phần trăm hàng năm (APR):

APR = [(Phí + Lợi nhuận) ÷ P] ÷ n × 365 × 100

Trong đó:

  • P: Vốn gốc ban đầu
  • n: Tổng số ngày

Công thức tính lợi nhuận phần trăm hàng năm (APY):

APY = (1 + r/n)^n – 1

Trong đó: 

  • r – Lãi suất
  • n – thời gian trả lãi kép (n thông thường là 12 tháng).

Một vài lưu ý về APR và APY

Lưu ý về chỉ số APY và APR
Lưu ý về chỉ số APY và APR
  • Kỳ hạn lãi suất kép: Lãi suất kép có thể được tính ở nhiều mốc thời gian khác nhau như hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Nếu gộp lãi kép thường xuyên sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, chi phí phải trả sẽ cao hơn với tài khoản tín dụng.
  • Các khoản phí giao dịch: Không phải tất cả khoản tín dụng đều bao gồm những khoản phí giống nhau. Cụ thể, khoản tín dụng, khoản vay sẽ không bao gồm bất kỳ khoản phí nào khác. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm có thể được đi kèm với các khoản phí không được đề cập đến trong APY.
  • Sự thay đổi tỷ giá: Nếu như lựa chọn lãi suất cố định, dường như sự thay đổi tỷ giá là điều không xảy ra. Tuy nhiên, nếu lựa chọn lãi suất thả nổi thì điều này hoàn toàn có thể. Do đó, bạn cần lưu ý tới kì hạn và tỷ lệ lãi suất là bao nhiêu trong suốt quá trình mở tài khoản. Ngoài ra, có một lưu ý quan trọng khác cần nhớ là APY dùng trong tài khoản tiền gửi thường thay đổi và có thể biến động theo xu hướng thị trường.

Trên đây là thông tin phân biệt sự khác nhau giữa 2 chỉ số APR và APY mà DNSE muốn chia sẻ tới quý vị độc giả. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới nhiều thông tin bổ ích để nhà đầu tư không có sự nhầm lẫn giữa 2 chỉ số này!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Linh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan