Chứng khoán | 29/09/2022

CE trong chứng khoán là gì? Cách phân tích CE chứng khoán

Bảng giá chứng khoán là điều đầu tiên các nhà đầu tư F0 cần tìm hiểu. CE hay giá trần, là một thuật ngữ rất quen thuộc trong đầu tư chứng khoán. Vậy bạn đã biết CE là gì, cách phân tích CE trong chứng khoán như thế nào chưa? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn.

CE trong chứng khoán là gì? Cách phân tích CE trong chứng khoán
CE trong chứng khoán là gì? Cách phân tích CE trong chứng khoán

CE trong chứng khoán là gì?

Khái niệm CE

CE (Ceiling – Ceiling Price) được hiểu là giá trần, tức mức giá cao nhất khi một cổ phiếu được giao dịch trong ngày. 

Bảng giá của các công ty chứng khoán thường bao gồm các cột cung cấp thông tin giao dịch của cổ phiếu như: mã cổ phiếu, giá tham chiếu, giá sàn,… Giá trần thường được thể hiện trên cột Giá trần, có màu tím. Vì vậy giá trần còn được gọi là giá tím.

Bảng giá chứng khoán Entrade X
Bảng giá chứng khoán Entrade X

Cách tính CE

Giá trần = Giá tham chiếu x (1+ biên độ dao động)

Trong đó:

  • Giá tham chiếu: là giá đóng cửa (giá của đợt khớp lệnh cuối cùng) trong ngày giao dịch hôm trước. Giá tham chiếu đứng trước giá trần, có màu vàng.
  • Biên độ dao động là thuật ngữ chứng khoán biểu thị phần trăm giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch. Mỗi sàn sẽ quy định biên động dao động khác nhau. Sàn Hose quy định là 7%, sàn HNX là 10% còn sàn UPCoM là 15%.

Ví dụ: Cổ phiếu AAA trên sàn HOSE có giá tham chiếu là 12.65 (12.650 đồng/ cổ phiếu). Biên độ giao động của sàn HOSE là 7%. Nên giá trần là 12.65 x (1+0.07) = 13.53

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách đọc bảng giá chứng khoán

Quy tắc làm tròn CE

Để tránh bảng chứng khoán bị rối loạn, các cột giá chẵn lẻ không đồng nhất dẫn đến tình trạng khó đọc, giá sẽ được làm tròn theo một quy tắc cụ thể.

Quy tắc làm tròn CE như sau:

  • Giá trị biên độ phù hợp với quy định bước giá chia hết (nghĩa là giá chứng khoán là bội số của 100).
  • Giá trị biên độ làm tròn phải nhỏ hơn giá trị biên độ khi nhân với phần trăm biên độ giao động của từng sàn.

Ví dụ: giá trần của cổ phiếu AAA ở ví dụ trên là 13.53, theo quy tắc làm tròn sẽ là 13.5.

Ý nghĩa của CE trong chứng khoán là gì?

CE là thiết lập có ý nghĩa quan trọng đối với cả thị trường chứng khoán nói chung và nhà đầu tư nói riêng.

Ý nghĩa của CE trong chứng khoán
Ý nghĩa của CE trong chứng khoán
  • Đối với nhà đầu tư.
    • CE giúp lựa chọn được thời điểm mua và thời điểm bán: “Mua sàn bán trần” là phong cách giao dịch của một số nhà đầu tư
    • Nhìn nhận được giới hạn của giá của cổ phiếu, qua đó phần nào đánh giá được xu hướng biến động tiếp theo của giá.
  • Đối với thị trường chứng khoán.
    • Thị trường luôn ổn định: CE giúp cho người bán cổ phiếu không thể đẩy mức giá quá cao, chênh lệch giá giữa các người bán quá lớn. Việc này sẽ giúp cho những nhà đầu tư mới chơi không bị hoang mang, lừa ép giá, hướng tới thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
    • Thị trường nhất quán, minh bạch: có sự nhất quán trong việc đặt giá trần, luôn đồng nhất trong việc đọc giá cổ phiếu, như vậy bảng chứng khoán sẽ không bị rối loạn và luôn minh bạch trong việc mua bán.

Kết luận

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu CE trong chứng khoán là gì. Việc tìm hiểu các kiến thức, thông tin liên quan đến giá trần sẽ giúp cho bạn biết có nên mua mã cổ phiếu này không, tránh tình trạng sai lầm khi đầu tư. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có thêm các kiến thức liên quan đến chứng khoán. Để bắt đầu hành trình đầu tư của mình, hãy mở tài khoản tại Entrade X, được miễn phí giao dịch trọn đời ngay bạn nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan