Kiến thức tổng quan | 14/11/2022

Chi phí cố định là gì? Đặc trưng và cách tính chi phí cố định!

Chi phí cố định là khoản chi phí doanh nghiệp mặc định phải trả trong một khoảng thời gian nhất định. Chi phí này có vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng DNSE tìm hiểu rõ hơn chi phí cố định là gì và nó có ý nghĩa như thế nào nhé!

Chi phí cố định là gì?
Chi phí cố định là gì?

Chi phí cố định là gì?

Chi phí cố định (Fixed cost) là khoản tiền cố định doanh nghiệp phải trả để duy trì hoạt động kinh doanh. Chi phí này không thay đổi khi doanh nghiệp điều chỉnh lượng sản phẩm sản xuất hoặc bán ra thị trường.

Chi phí này thường liên quan đến các chi phí định kỳ. Trong đó có thể kể đến:

  • Chi phí thuê địa điểm
  • Chi phí tiền lương
  • Tiền điện nước
  • Tiền bảo hiểm
  • Chi phí mua máy móc thiết bị
  • Khấu hao tài sản cố định

>>>>Xem thêm: Chi phí cơ hội là gì? Xác định chi phí cơ hội như thế nào?

Đặc trưng của chi phí cố định

Chi phí cố định không thay đổi trong một thời kỳ. Đây là những chi phí cơ bản liên quan đến việc vận hành một doanh nghiệp. Khoản chi phí này không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp ký hợp đồng thuê mặt bằng trong vòng 3 năm với chi phí 500 triệu một năm. Khi đó, dù doanh nghiệp thua lỗ hay có lãi thì khoản phí này vẫn phải thanh toán.

Một số chi phí như chi phí khấu hao được phân bổ dần trong một thời kỳ nhất định.

Ví dụ, công ty A mua một chiếc máy in giá 20 triệu sử dụng được trong 7 năm. Công ty sẽ xác định chi phí khấu hao khi sử dụng máy qua các năm sao cho khi hết 7 năm, tổng chi phí khấu hao bằng giá trị ban đầu của máy.

Phân loại các chi phí cố định

Phân loại các chi phí cố định
Phân loại các chi phí cố định

Yếu tố quản lý

  • Bắt buộc: những chi phí liên quan trực tiếp đến tổ chức hoạt động và máy móc thiết bị của doanh nghiệp. Khoản phí này doanh nghiệp mặc định phải trả để duy trì hoạt động.
  • Không bắt buộc: những chi phí phát sinh theo dự án hay nhu cầu của các bộ phận trong doanh nghiệp. Đây là chi phí được ghi nhận thêm, thường để bổ sung nhân sự, nghiên cứu phát triển sản phẩm,… nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh trong năm.

Yếu tố phân bổ

  • Định kỳ: những chi phí được doanh nghiệp xác định và được thực hiện đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, mỗi tháng doanh nghiệp đều phải trả tiền điện nước, tiền thuê mặt bằng, hay tiền lương cho nhân viên,…
  • Có thể phân bổ: những chi phí cho khoản đầu tư một lần. Đây là khoản mua máy móc sản xuất và ghi nhận chi phí khấu hao tùy theo thời gian sử dụng.

Ý nghĩa của chi phí cố định là gì?

Chi phí cố định là những khoản doanh nghiệp không thể tránh nên nó có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chi phí này cao trong khi doanh thu thấp sẽ tạo áp lực lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp có thể tăng giá bán sản phẩm để thu lời nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thay vào đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn giảm chi phí cố định như thuê địa điểm rẻ hơn, cắt giảm nhân sự,… Điều này có ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng như giá thành sản phẩm.

Xem thêm: Chi phí cơ hội là gì? Xác định chi phí cơ hội như thế nào?

Sự khác nhau giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi

  Chi phí cố định Chi phí biến đổi
Đặc trưng Chi phí không thay đổi kể cả khi có sự thay đổi sản lượng sản phẩm đầu ra. Chi phí thay đổi theo sự thay đổi sản lượng sản phẩm đầu ra.
Thời điểm phát sinh Luôn phát sinh dù có sản phẩm sản xuất hay không. Chỉ phát sinh khi có sản phẩm được sản xuất.
Yếu tố liên quan Chi phí cố định không thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định. Chi phí biến đổi chịu tác động của khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc bán trên thị trường.
Ví dụ Chi phí khấu hao, chi phí bảo hiểm, tiền điện nước, tiền lương,… Chi phí nguyên vật liệu, chi phí đóng gói,…

Kết

Chi phí cố định là một phần tất yếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Kiểm soát và cân đối chi phí này hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa được lợi nhuận và phát triển mạnh mẽ. Hãy thường xuyên theo dõi DNSE để cập nhật những thông tin tài chính đầu tư bổ ích nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan