Kinh tế | 25/02/2022

Mối quan hệ mật thiết giữa chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát

CPI và lạm phát luôn đi cùng với nhau trong những báo cáo về kinh tế. Đây đều là những chỉ số quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Nó phản ánh giá trị đồng tiền dựa trên thước đo hàng hóa. Tuy CPI là công cụ thường thấy nhất để tính toán lạm phát nhưng bản thân cách tính này cũng có nhiều hạn chế. Vậy mối liên hệ giữa CPI và lạm phát là gì? Sự hạn chế khi dùng CPI để tính lạm phát là gì? Hãy cùng DNSE tìm hiểu ngay sau đây!

CPI là gì?

CPI hay chỉ số giá tiêu dùng
CPI hay chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thể hiện mức giá trung bình của một giỏ hàng hoá tiêu biểu. Đây là thước đo phổ biến nhất để thể hiện sự biến động trong chi phí sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, nó cũng thường được sử dụng để tính lạm phát. 

Ví dụ, vào năm 2020 bạn mua 1kg thịt lợn với giá 70.000 đồng. Tuy nhiên, đến năm 2025, thịt lợn tăng giá. Vẫn là 1kg thịt đó nhưng bạn phải mất 90.000 đồng mới mua được. Lúc này, chỉ số CPI sẽ tăng lên phản ánh sự gia tăng của chi phí mua hàng.

CPI thường được tính bằng công thức sau:

Lấy ví dụ đơn giản như phía trên thì lúc này, chỉ số CPI năm 2025 sẽ là:

100 x (90.000/70.000) = 128

Lạm phát là gì?

Tìm hiểu về thuật ngữ "lạm phát"
Tìm hiểu về thuật ngữ “lạm phát”

Lạm phát là hiện tượng gia tăng mức giá chung của hàng hóa. Lúc này, giá trị đồng tiền quốc gia sẽ bị giảm đi. Tức là với một khoản tiền nhất định thì lúc này bạn sẽ mua được ít hàng hóa hơn. Ví dụ, bình thường bạn phải bỏ ra 60.000đ cho 1kg thịt. Tuy nhiên, nếu lạm phát xảy ra thì bạn sẽ phải trả đến 70.000đ cho một 1kg thịt. Vẫn với khối lượng đó nhưng bạn lại phải trả nhiều tiền hơn để mua. Đây chính là lạm phát.

Ngoài ra, lạm phát cũng sẽ khiến đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ. Ví dụ, hiện tại bạn cần 23.000đ để mua 1 USD. Tuy nhiên, nếu lạm phát xảy ra, có thể bạn phải trả 50.000đ mới mua được 1 USD. Đồng nội tệ lúc này đã làm mất đi giá trị của nó trên trường quốc tế.

Lạm phát được chia thành 3 mức độ:

  • Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
  • Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1.000%
  • Siêu lạm phát: trên 1.000%

Trên thực tế, lạm phát nếu được duy trì ở mức thấp cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Do đó, các quốc gia thường giữ tỷ lệ lạm phát ở khoảng 2 – 5%. Tuy nhiên, nếu lạm phát quá cao sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát

CPI là một công cụ phổ biến để đo lường lạm phát

CPI và lạm phát thường đi liền với nhau trong những báo cáo kinh tế. CPI chính là thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất. Lạm phát được tính dựa theo CPI với công thức sau:

Trong đó: 

  •  π tỷ lệ lạm phát cần tính
  • CPI^t là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t
  • CPI^(t-1) là chỉ số giá tiêu dùng năm trước đó

Ví dụ: CPI năm 2019 là 122 và CPI năm 2020 là 130. Vậy tỷ lệ lạm phát sẽ là:

(130 – 122)/122 x 100% = 6.5%

Có thể thấy tỷ lệ lạm phát được tính dựa trên chỉ số giá tiêu dùng của các năm. Do đó, nếu năm sau giỏ hàng hóa có giá cao hơn năm trước càng nhiều thì tỷ lệ lạm phát sẽ càng lớn. CPI và lạm phát là ví dụ tiêu biểu nhất cho mối quan hệ thuận chiều. Giá tăng nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng tăng. Đồng thời, đồng tiền cũng mất đi một phần giá trị. Vì thế lạm phát cũng gia tăng.

Tuy nhiên, CPI chỉ là một trong những nhân tố để đo lường tỷ lệ lạm phát. Lạm phát còn được tính bằng những chỉ số khác nữa. Ví dụ như chỉ số giá sản xuất PPI, chỉ số giá cơ bản,…

Hạn chế khi dùng CPI để tính lạm phát

Dùng CPI để tính lạm phát có những hạn chế gì?
Dùng CPI để tính lạm phát có những hạn chế gì?

Như đã nói, CPI và lạm phát tuy có tính liên kết chặt chẽ nhưng việc sử dụng CPI để tính lạm phát cũng có nhiều hạn chế. Cụ thể

  • Không đủ tính đại diện: CPI được lấy dựa vào giỏ hàng hóa đại diện. Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng là khác nhau tùy từng địa phương, mức thu nhập,.. Vì vậy, sử dụng CPI để tính lạm phát sẽ không bao quát được tất cả ngành hàng. Từ đó dẫn đến kết quả tỷ lệ lạm phát được tính ra sẽ không khách quan.
  • Không phản ánh được các loại chi tiêu cụ thể: CPI thường chỉ phản ánh các chi phí mà cá nhân tự bỏ ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng phái thanh toán 100% các chi phí của mình. Ví dụ, CPI có thể phản ánh các khoản chi cho y tế mà người dùng tự chi trả nhưng lại bỏ qua phần hỗ trợ đến từ các công ty Bảo hiểm. Điều này có thể khiến kết quả tính chỉ số CPI không được chính xác hoàn toàn.

Kết luận

Đó là những gì mà bạn cần biết về mối quan hệ giữa CPI và lạm phát. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về tài chính – chứng khoán và kinh tế nói chung, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên bạn nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Nguyễn Minh Ngọc

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan