Phân tích kỹ thuật | 03/01/2023

Chỉ số P/S là gì? Ứng dụng chỉ số P/S trong chứng khoán

Chỉ số P/S là chỉ số cho thấy giá trị vốn hóa thị trường chia cho doanh thu của một công ty. Nó thường được sử dụng để phân tích giá trị của cổ phiếu và tiềm năng của khoản đầu tư. Trong bài viết này hãy cùng DNSE tìm hiểu về khái niệm và cách sử dụng chỉ số này nhé!

Chỉ số P/S là gì?
Chỉ số P/S là gì?

Chỉ số P/S là gì?

Chỉ số giá trên doanh thu P/S (Price-to-Sales Ratio) là một chỉ số định giá dùng để so sánh giá cổ phiếu của công ty với doanh thu của công ty đó. Nó cho biết số tiền mà các nhà đầu tư trên thị trường sẵn sàng trả cho mỗi đồng doanh thu của công ty. 

Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số này để phân tích lợi nhuận đầu tư cũng như so sánh các công ty với nhau. Tuy nhiên P/S có sự khác biệt giữa các ngành nên việc so sánh sẽ hiệu quả hơn nếu được dùng để đánh giá các công ty trong cùng lĩnh vực. Nhìn chung, P/S càng thấp thì khoản đầu tư càng hấp dẫn.

Ý nghĩa của chỉ số P/S

Dựa vào tỷ lệ P/S, nhà đầu tư có thể đánh giá và lựa chọn được doanh nghiệp tốt. Nếu P/S thấp trong khi doanh nghiệp có mức doanh thu tăng trưởng đều, đây là một khoản đầu tư tốt vì doanh nghiệp đang bị định giá thấp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có P/S quá cao, nó có thể đang bị định giá cao hơn thực tế.

Ngoài ra, chỉ số P/S còn được sử dụng để so sánh các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực hoạt động. Nhờ đó, nhà đầu tư đánh giá được doanh nghiệp so với mặt bằng chung của ngành. Từ đó đưa ra nhận định về mức độ rủi ro khi đầu tư.

Hơn nữa, có thể so sánh P/S của doanh nghiệp qua từng thời kỳ. Việc này giúp nhà đầu tư nắm bắt được quá trình hoạt động và tiềm năng của doanh nghiệp đó. Nếu P/S thấp hơn mức trung bình trong quá khứ, đây là một cơ hội tốt để đầu tư và ngược lại.

Cách tính P/S

Chỉ số P/S được tính theo công thức:

P/S = Thị giá cổ phiếu / Doanh thu thuần trên 1 cổ phiếu

Hoặc

P/S = Vốn hóa thị trường / Tổng doanh thu thuần

Trong đó: Vốn hóa thị trường = Thị giá cổ phiếu x Tổng lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

Ví dụ:

Cổ phiếu A đang được giao dịch ở mức giá 50.000 đồng. Khối lượng cổ phiếu lưu hành là 1,5 tỷ cổ phiếu. Tổng doanh thu thuần trong năm 2021 của công ty A là 60.000 tỷ đồng.

Khi đó doanh thu thuần trên 1 cổ phiếu là 60.000 tỷ / 1,5 tỷ = 40.000 đồng

P/S = 50.000 / 40.000 = 1,25

Ưu – nhược điểm khi sử dụng chỉ số P/S

Ưu - nhược điểm khi sử dụng chỉ số P/S
Ưu – nhược điểm khi sử dụng chỉ số P/S

Ưu điểm

  • Chỉ số P/S có tính chính xác. Việc sử dụng doanh thu thay vì lợi nhuận giúp hạn chế được những biến động bất thường. Hơn nữa, lợi nhuận có thể bị thao túng và làm sai lệch. Trong khi đó, doanh thu luôn được kiểm tra chéo bởi bên thứ ba như chuyên gia hay đối tác.
  • Chỉ số P/S có thể sử dụng dù doanh nghiệp đang bị thua lỗ. Trong những năm đầu đi vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp chưa thể tạo ra lợi nhuận. Lúc này nhà đầu tư có thể sử dụng doanh thu để so sánh sự phát triển của doanh nghiệp qua các năm. Đồng thời P/S cũng có thể dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành.
  • Chỉ số P/S có tính ổn định. Một số lĩnh vực kinh doanh có thể trải qua những mốc lên xuống theo chu kỳ. Vì vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ ít nhiều bị biến động. Sử dụng P/S sẽ đảm bảo tính ổn định hơn cho việc đo lường và phân tích.

Nhược điểm

  • Đôi lúc chỉ số P/S không ghi nhận dòng tiền thực tế. Trong một số trường hợp, doanh thu của doanh nghiệp tăng lên do các khoản phải thu trong bảng cân đối kế toán. Khi này doanh nghiệp chưa thực sự nhận được tiền mà chỉ ghi nhận doanh thu sớm.
  • Chỉ số P/S không cung cấp toàn bộ thông tin về doanh nghiệp: Nhà đầu tư khó có thể nắm được cấu trúc chi phí trong doanh nghiệp thông qua tỷ lệ P/S. Vì vậy, nếu chỉ sử dụng P/S để đánh giá khoản đầu tư sẽ không mang lại hiệu quả tối đa.
  • Chỉ số P/S thấp không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với công ty tốt. Hoạt động kinh doanh luôn bao hàm dòng tiền và lợi nhuận. Nếu doanh thu của doanh nghiệp được ghi nhận ở mức cao nhưng chưa bù vào chi phí, nguy cơ thua lỗ của doanh nghiệp trong dài hạn vẫn tồn tại.

Cách sử dụng chỉ số P/S

Cách sử dụng chỉ số P/S
Cách sử dụng chỉ số P/S

Tìm kiếm cơ hội đầu tư

Đối với những ngành nghề tăng trưởng mạnh, P/S là một công cụ đắc lực để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Doanh nghiệp có chỉ số P/S thấp hơn trung bình ngành và những đối thủ cạnh tranh trong khi hoạt động kinh doanh lại khởi sắc là cơ hội đầu tư tốt cho bạn. Bởi khi này, doanh nghiệp có thể đang chịu thua lỗ để tái đầu tư và phát triển trong dài hạn.

Đánh giá một doanh nghiệp đang thua lỗ

Với những doanh nghiệp đang bị thua lỗ, sử dụng các chỉ số phụ thuộc vào lợi nhuận như P/E có thể không có ý nghĩa. Khi đó, sử dụng P/S sẽ mang lại hiệu quả hơn. Chỉ số P/S có thể được dùng để so sánh với giá trị trong quá khứ hoặc với các đối thủ trong ngành. Nhờ đó đánh giá được tổng quan quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Đánh giá doanh nghiệp có dấu hiệu bóp méo lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị thay đổi bằng các thủ thuật kế toán. Khi này, thông tin nhà đầu tư nhận được sẽ không chính xác. Trong khi đó, nếu sử dụng P/S, nhà đầu tư có thể nhận ra điểm bất thường dựa vào bảng cân đối kế toán. Chẳng hạn, khi các khoản phải thu tăng nhanh hơn so với doanh thu, có thể doanh nghiệp chỉ đang ghi nhận doanh thu sớm thay vì dòng tiền thực tế.

Sử dụng chỉ số P/S nếu ngành xuất hiện xu hướng chuyển dịch mới

Với sự tác động của công nghệ thông tin, các ngành nghề thường có xu hướng chuyển dịch nhanh chóng. Đặc biệt với các ngành năng lượng tái tạo, thương mại điện tử, ô tô tự lái,…. Sự thay đổi này sẽ tác động mạnh đến doanh thu của các doanh nghiệp. Vì vậy P/S có thể phản ánh trực quan tác động của xu hướng.

Chỉ số p/s bao nhiêu là tốt?

Không có con số tuyệt đối nào chính xác để khẳng định P/S là tốt nhất, bản chất sử dụng P/S trong phân tích là phương pháp định giá tương đối.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nên so sánh chỉ số P/S qua từng thời kỳ, kết hợp với các chỉ số khác để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. Nếu xét trên yếu tố lợi nhuận, doanh nghiệp có P/S thấp so với P/S của nó trong quá khứ( hoặc đối thủ cạnh tranh) thì bạn nên đầu tư.

  • Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, làm ăn hiệu quá, ngành nghề ổn định, tốc độ tăng trưởng cao=> P/S cao
  • Nếu tính rủi ro doanh nghiệp cao, tỷ lệ nơi/vốn chủ sở hữu nhiều=> P/S thấp

Tùy vào lĩnh vực, quy mô, cấu trúc, chiến lược hoạt động và rất nhiều yếu tố khác mà P/S của doanh nghiệp khác nhau. Chỉ số P/S chỉ thể hiện được góc nhìn của thị trường đối với chỉ tiêu doanh thu doanh nghiệp. Bạn không thể chỉ dựa vào chỉ số này mà bỏ qua toàn bộ cơ cấu chi phí hay cấu trúc vay nợ. Bởi vậy, P/S không thể phản ánh toàn diện bức tránh quá hoạt động của doanh nghiệp.

Kết

Chỉ số P/S là một công cụ đắc lực cho nhà đầu tư khi phân tích cổ phiếu và doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, để việc đánh giá đạt kết quả tốt nhất, hãy kết hợp P/S với các chỉ số khác một cách linh hoạt. Đừng quên theo dõi DNSE để biết thêm những kiến thức đầu tư bổ ích nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Mai Anh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan