Kinh tế | 01/02/2023

Con hào kinh tế là gì? Cách tạo ra Economic Moat

Là thuật ngữ kinh tế đơn giản nhưng con hào kinh tế – Economic Moat lại chính là bí mật giúp Warren Buffett đánh đâu trúng đấy. Vậy con hào kinh tế là gì và thuật ngữ này có đặc điểm gì? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ kinh tế này nhé!

Con hào kinh tế là gì
Con hào kinh tế là gì?

Con hào kinh tế là gì?

Thuật ngữ con hào kinh tế – Economic Moat được phổ biến rộng rãi hơn nhờ Warren Buffett. Thuật ngữ này dùng để chỉ lợi thế khác biệt của một công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác nhằm bảo đảm lợi nhuận dài hạn và thị phần riêng. 

Hào kinh tế thường là một lợi thế khó bắt chước hay sao chép. Ví dụ như sự nhận diện thương hiệu, bằng sáng chế. Do đó, Economic Moat chính là rào cản hiệu quả chống lại sự cạnh tranh từ các công ty khác.

Đặc điểm và nguồn gốc hình thành của con hào kinh tế

Đặc điểm của con hào kinh tế

  • Hào kinh tế rất khó thể hiện định lượng bởi vì chúng không có giá trị tiền bạc rõ ràng.
  • Economic Moat thường là một lợi thế khó bắt chước hay sao chép. Ví dụ như bằng sáng chế, nhận diện thương hiệu,…
  • Rất khó để có thể xác định được hào kinh tế tại thời điểm chúng bắt đầu hình thành. Ảnh hưởng của chúng được thể hiện rõ ràng hơn khi công ty đã vươn lên tới tầm cao mới. 
  • Hào kinh tế rộng có thể được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau. Điều này khiến các doanh nghiệp khác khó có thể đánh cắp thị phần. 

Nguồn gốc hình thành

Thuật ngữ con hào kinh tế trở nên phổ biến bởi nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett – Ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư, tỷ phú nổi tiếng người Mỹ. Ông giữ vị trí Chủ tịch kiêm cổ đông lớn nhất công ty đa quốc gia Berkshire Hathaway. Bên cạnh đó còn là 1 trong 5 tỷ phú giàu nhất thế giới với tổng giá trị tài sản lên tới hơn 116 tỷ USD.

Hào kinh tế là một phần quan trọng trong phương pháp, chiến lược đầu tư của Warren Buffett. Từ lâu, ông đã dùng nguyên tắc này để đánh giá và sở hữu những khoản đầu tư tốt nhất. Vào năm 1964, ông đã dùng 1.000 USD để mua cổ phiếu công ty Berkshire Hathaway với mức giá 19 USD/cổ phiếu. Đầu năm 2015, khoản đầu tư này giúp ông mang về 11,6 triệu USD (khoảng 262 tỷ đồng).

Nguồn gốc hình thành Economic Moat bắt nguồn từ hình ảnh những con hào chứa đầy nước bao quanh ở các lâu đài thời trung cổ. Con hào càng rộng, kẻ xâm lược càng khó tiếp cận được lâu đài. 

Nếu như coi công ty là một lâu đài, đối thủ cạnh tranh chính là kẻ xâm lược. Một công ty có con hào rộng (lợi thế cạnh tranh lớn) sẽ được bảo vệ khỏi các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp vẫn sẽ duy trì lợi nhuận cao.

Cách tạo ra Economic Moat

Tạo ra Economic Moat sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi thế đáng kể so với đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến tạo ra hào kinh tế:

Những cách tạo ra Economic Moat
Những cách tạo ra Economic Moat

Lợi thế chi phí

Một trong những cách tạo ra hào kinh tế hiệu quả là có được lợi thế chi phí so với đối thủ cạnh tranh. Khi có lợi thế về chi phí, công ty có thể hạ giá thành sản phẩm. Từ đó, dễ dàng thâm nhập vào ngành và khiến đối thủ cạnh tranh buộc phải rời khỏi ngành hoặc ít nhất là cản trở sự tăng trưởng của đối thủ.

Lợi thế quy mô

Một doanh nghiệp có lợi thế quy mô lớn được đánh giá là đang sở hữu một con hào kiên cố. Có được lợi thế quy mô, doanh nghiệp sẽ giảm chi phí đầu tư về tài chính, quảng cáo, sản xuất,…Khi chi phí giảm trong dài hạn, doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, khi có lợi thế quy mô, doanh nghiệp còn trở nên vững chắc hơn, ít bị tổn thương hơn trước các mối đe dọa bên ngoài như nguy cơ bị mua lại. 

Các công ty lớn cạnh tranh cùng ngành thường có xu hướng chiếm lĩnh thị phần cốt lõi ngành đó. Nếu không có lợi thế quy mô, công ty buộc phải rời khỏi ngành hoặc chỉ chiếm lĩnh thị phần nhỏ.

Chi phí chuyển đổi cao

Nếu như một công ty có vị thế vững chắc trên thị trường, nhà cung cấp cũng như người tiêu dùng có thể phải chịu chi phí chuyển đổi cao nếu như họ chọn hợp tác với một công ty mới trong ngành. Để giành lấy thị phần, các đối thủ cạnh tranh sẽ phải mất khá nhiều thời gian bởi vì những chi phí chuyển đổi rườm rà.

Ví dụ: Autodesk – Công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ chuyên cung cấp các phần mềm khác nhau cho các kĩ sư và nhà thiết kế. Đây đều là những phần mềm sở hữu nhiều tính năng hiện đại và rất khó học. Chính vì vậy, khi một khách hàng của Autodesk bắt đầu sử dụng phần mềm của hãng, sẽ rất khó để có thể chuyển đổi cũng như bắt chước để tạo thành một phần mềm bản sao tương tự. 

Tài sản vô hình

Tài sản vô hình bao gồm bằng sáng chế, nhận diện thương hiệu, giấy phép của chính phủ,…Bằng sáng chế giúp công ty bảo vệ bí quyết trong khoảng thời gian cụ thể, thường là 20 năm. Nhận diện thương hiệu mạnh cho phép sản phẩm của công ty có ưu thế vượt trội hơn. Từ đó, giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng, tăng lợi nhuận.

Soft Moats

Cũng có khá nhiều lý do khó xác định khiến công ty tạo ra được hào kinh tế. Đây được gọi là lợi thế mềm. Ví dụ, lợi thế mềm có thể được tạo ra bởi văn hóa doanh nghiệp, khả năng quản trị. Mặc dù khó mô tả nhưng một lãnh đạo tài hoa và môi trường doanh nghiệp tốt cũng có thể đóng góp một phần vào thành công lâu dài của một doanh nghiệp.

Trên đây là thông tin chi tiết về thuật ngữ con hào kinh tế. DNSE hy vọng những chia sẻ ở bài viết mang tới nhiều thông tin bổ ích. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Linh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan