Tài sản số | 26/11/2021

Crypto là gì? Kiến thức cần nắm trước khi đầu tư tiền điện tử

“Crypto là gì” đang là từ khóa phổ biến nhất hiện nay trong giới đầu tư. Trước bối cảnh đại dịch Covid-19, các kênh đầu tư mới mẻ và độc lạ dần trở nên phổ biến. Crypto là một trong số đó và rất được các nhà đầu tư trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều nhà đầu tư chưa hiểu rõ về bản chất của Crypto. 

Crypto là gì?

Những điều cần biết về Crypto
Những điều cần biết về Crypto

Crypto hay Cryptocurrency là thuật ngữ chung, nhằm định nghĩa các loại tiền mã hóa đang hoạt động trên môi trường internet. Loại tiền điện tử này được thiết kế như một phương tiện giao dịch.

Crypto không bị quản lý bởi bất cứ ngân hàng hay tổ chức nào như loại tiền truyền thống thông thường. Thay vào đó, loại tiền mã hóa này được phân phối rộng rãi đến người dùng thông qua mạng internet.

Ví dụ:

Bitcoin là loại tiền điện tử hàng đầu hiện nay, thu hút nhiều người tham gia đầu tư. Giao dịch Bitcoin được thực hiện dưới dạng các mật mã đã được lưu lại và xác minh trên chuỗi khối Blockchain. Bởi tính chất ẩn danh và không bị quản lý bởi ngân hàng và tổ chức nào, nên Bitcoin chính là một crypto.

So sánh tiền điện tử với tiền truyền thống

Bảng so sánh sau đây sẽ giúp các bạn hiểu được sự khác biệt giữa 2 loại tiền trên:

  Tiền điện tử Tiền truyền thống
Quản lý Được quản lý bởi mạng lưới máy tính chạy mã nguồn mở Chính phủ
Giá trị Được định giá dựa vào quy luật cung và cầu Chủ yếu dựa vào chính phủ phát hành
Tính đảm bảo Bằng một mạng lưới máy tính xác minh mọi giao dịch. Bởi một bên thứ 3 là ngân hàng hoặc chính phủ
Vật chất hay phi vật chất? Phi vật chất (không thể in giấy hay xu) Vật chất (Có thể in giấy hoặc tạo xu)
Có thể giao dịch với những mặt hàng thiết yếu không? Có thể (Tùy thuộc vào quốc gia hợp pháp hóa tiền điện tử) Có thể (Tùy thuộc vào loại tiền tệ được sử dụng ở mỗi quốc gia)
Bảng so sánh tiền điện tử và tiền truyền thống

Cả 2 loại tiền trên đều được sử dụng với chức năng thanh toán và đầu tư. Tuy nhiên vẫn có những điểm khác biệt rõ ràng.

Cơ chế hoạt động và tính chất đặc trưng của Crypto là gì?

Cũng như loại tiền tệ truyền thống, Crypto cũng có những cơ chế hoạt động và tính chất riêng.

Cơ chế hoạt động của Crypto là gì?

Crypto được thiết kế như một phương tiện trao đổi kỹ thuật số nên sẽ có những cơ chế hoạt động sau đây:

Xây dựng trên nền tảng Blockchain

Blockchain hoạt động như một cuốn sổ kỹ thuật số ghi lại toàn bộ giao dịch. Dữ liệu sẽ được lưu lại thành từng khối và liên kết với nhau tạo thành chuỗi khối khổng lồ. Khi muốn có sự thay đổi trên chuỗi khối, bắt buộc phải có sự đồng thuận của tất cả các thành viên trong chuỗi khối.

Cơ chế Proof of Work và Proof of Stake

Để ngăn chặn gian lận, mọi giao dịch đều phải thông qua một trong hai cơ chế xác thực:

  1. Proof of Work: Thuật toán này đưa ra các bài toán để đội ngũ đào tiền ảo cạnh tranh với nhau. Hệ thống nào giải được sớm hơn sẽ nhận được chính loại tiền mã hóa của hệ thống đã tham gia. Tuy nhiên, điều này làm tiêu hao rất nhiều năng lượng và tài nguyên máy tính.
  2. Proof of Stake: Thông qua cơ chế đặt cược nên các bên tham gia xác minh bị giới hạn. Điều này giải quyết được vấn đề tiêu hao năng lượng của Proof of Work. Các bên tham gia giao dịch có thể đặt cược tiền điện tử để xác minh. Khi đã thu thập đủ cổ phần, nhóm xác thực sẽ được xếp vào nhóm giao dịch mới.

Sự đồng thuận trong thế giới tiền điện tử

Mỗi một cá nhân tham gia xác minh giao dịch đều phải qua các bước kiểm tra của các thành viên cùng tham gia vào mạng lưới.

Giống như việc một hacker muốn gian lận thì phải lôi kéo được hơn một nửa sự đồng thuận trong hệ thống. Việc này dường như là bất khả thi.

Tính chất đặc trưng của Crypto là gì?

Khác với tiền truyền thống, tiền điện tử có những tính chất đặc trưng như:

  • Tính chất phi vật thể: Crypto chỉ có thể lưu trữ trên thiết bị điện tử và không thể cầm, nắm.
  • Tính chất phi tập trung: Tiền điện tử không thể bị quản lý bởi bất kỳ cơ quan nào. Chúng được phân bố trên mạng lưới hệ thống máy tính hàng ngang (peer to peer). Mạng máy tính này không hề có máy chủ điều phối.
  • Tính chất ngang hàng: Mọi giao dịch đều được diễn ra trực tiếp bởi bên mua và bên bán. Không thông qua bất kỳ bên thứ 3 trung gian nào.
  • Tính chất ẩn danh: Chủ sở hữu tiền điện tử không cần phải cung cấp bất kỳ thông tin nào.
  • Không cần dựa trên sự tin cậy: Không phải thông qua bên trung gian và người mua. Người bán cũng không cần phải tin tưởng nhau vì giao dịch tiền điện tử là giao dịch tự động.
  • Tính bảo mật cao: Mỗi loại tiền điện tử khi phân phối đến người dùng đều được mã hóa nhằm ngăn chặn người lạ truy cập.
  • Giao dịch xuyên biên giới: Người dùng có thể giao dịch tiền ảo ở bất cứ đâu và không bị kiểm soát bởi bất kỳ quốc gia nào.

Các ứng dụng cơ bản của Crypto là gì?

Cẩn thận khi đầu tư tiền mã hóa
Cẩn thận khi đầu tư tiền mã hóa

Dù chỉ hoạt động trên môi trường internet, Crypto vẫn có thể được ứng dụng rộng rãi vào các việc như:

  • Thay thế cho dịch vụ ngân hàng: Tiền điện tử giao dịch hoàn toàn là online, tốc độ giao dịch gần như tức thì. Điều này giúp Crypto có cơ hội cạnh tranh với các dịch vụ ngân hàng.
  • Kênh thanh toán thông minh: Đối với những quốc gia cho phép thanh toán bằng tiền điện tử, việc thanh toán các loại hàng hóa hoàn toàn có thể diễn ra một cách nhanh chóng.
  • Kênh đầu tư: Bitcoin và Ethereum là 2 loại tiền điện tử được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, rủi ro của tiền mã hóa là rất lớn vì không được bảo vệ bởi bất kỳ cơ quan pháp lý nào. Ở Việt Nam, đầu tư tiền điện tử vẫn chưa được hợp thức hóa vì sự khó kiểm soát các thông tin và hoạt động giao dịch.
 

Crypto là tiền mã hóa được giao dịch trên môi trường internet vì thế nó có nhiều điểm khác biệt đối với tiền truyền thống. Các tính chất và ứng dụng của Crypto cũng rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, Crypto vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư vì có nhiều tính chất khó kiểm soát. Ở Việt Nam, tiền mã hóa vẫn chưa được chính phủ công nhận do đó các nhà đầu tư cần thận trọng hơn với loại tiền này. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Đoàn Triệu Minh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan