Tài chính - Ngân hàng | 21/12/2022
ECB là gì? Nhiệm vụ của ECB trong nền kinh tế
ECB là tên viết tắt của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (European Central Bank). ECB là ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu sử dụng đồng tiền Euro. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm chi tiết về ECB là gì nhé!
ECB là gì?
ECB – Tên viết tắt của European Central Bank là Ngân hàng Trung ương Châu Âu. ECB là ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sử dụng đồng tiền chung Euro kể từ ngày 01/01/1999. Khu vực này gọi là khu vực đồng Euro và hiện nay có 19 thành viên.
Ngân hàng Trung ương châu Âu có trụ sở chính đặt tại Frankfurt am Main, Đức. Cơ quan quản lý ECB là Eurosystem gồm có Ngân hàng Trung ương Châu Âu và ngân hàng trung ương các quốc gia thành viên.
Mục tiêu hoạt động chính của Ngân hàng Trung ương Châu Âu là duy trì sự ổn định giá trong khu vực đồng Euro, từ đó giúp duy trì sức mua của đồng Euro.
Nhiệm vụ của ECB trong nền kinh tế là gì?
Trong nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương Châu Âu có 2 nhiệm vụ chính là ổn định giá và ổn định tài chính. Cụ thể nhiệm vụ của ECB trong nền kinh tế như sau:
Ổn định giá
Về nhiệm vụ ổn định giá, ECB sẽ tác động đến lãi suất ngắn hạn của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tương tự như các ngân hàng khác, mức lãi suất mục tiêu mà ngân hàng ECB duy trì là từ 2% trở xuống.
Trên thực tế, mức lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu được điều chỉnh dựa trên tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và sự phát triển của cả nền kinh tế. Qua đó ngân hàng sẽ thắt chặt và duy trì sự ổn định mức giá. Trong các giai đoạn khác nhau, ngân hàng sẽ có chính sách phù hợp để ngăn chặn tình trạng tăng giá và mất giá của đồng Euro.
Ổn định tài chính
Một nhiệm vụ khác nữa của ECB trong nền kinh tế là duy trì sự ổn định tài chính trong khu vực. Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng, ngân hàng ECB sẽ tiến hành mua trái phiếu trên thị trường nhằm bổ sung thanh khoản cho hệ thống. Bên cạnh đó, điều này còn nhằm mục đích để giữ sự ổn định tài chính.
Ngoài ra, ngân hàng ECB cũng sẽ thực hiện giảm lãi suất xuống mức thấp nhất. Điều này có mục đích là tạo điều kiện cho người dân thanh toán nghĩa vụ nợ của họ.
Nếu nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng, Ngân hàng Trung ương Châu Âu không bổ sung thanh khoản kịp thời thì chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, hệ thống tài chính sẽ bị sụp đổ. Do đó, ECB có nhiệm vụ vô cùng quan trọng là ổn định tài chính.
Vai trò của ECB
Vai trò chính của ECB là duy trì sự ổn định của tiền tệ. Bên cạnh đó, ECB còn có vai trò là ngân hàng của các ngân hàng. Điều đó có nghĩa là, ECB sẽ là ngân hàng hoạch định chiến lược, chủ trương chính sách cho các Ngân hàng Trung ương của các quốc gia thành viên trong Liên minh Châu Âu.
Có thể thấy rõ vai trò của ECB nhất qua cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng Euro năm 2008-2009. Nhằm giảm bớt đi gánh nặng nợ xấu của các quốc gia khu vực đồng Euro, ECB đã mua lại nợ của các quốc gia trên thị trường vô thời hạn.
ECB có thể gây ra ảnh hưởng như thế nào?
Gây tác động lãi suất lên đồng EURO
ECB có thể gây tác động lãi suất tới đồng Euro thông qua thay đổi về kỳ vọng lãi suất. Điều đó có nghĩa là tiền tệ sẽ có xu hướng tăng giá khi kỳ vọng lãi suất tăng.
Ví dụ: Nếu như ECB giữ mức lãi suất không thay đổi nhưng lại công bố trên thị trường là có kỳ vọng tăng lãi suất nhiều hơn trong tương lai thì đồng Euro sẽ có xu hướng tăng giá.
Bên cạnh lãi suất thì các chương trình nới lỏng định lượng (QE) cũng gây ảnh hưởng đồng Euro. Nới lỏng định lượng là việc mua chứng khoán trên thị trường mở của Ngân hàng Trung ương. Điều này nhằm kích thích nền kinh tế và thêm thanh khoản cho hệ thống tài chính. Nếu nới lỏng định lượng được thực hiện, giá trị đồng Euro sẽ giảm. Bởi vì chương trình nới lỏng định lượng sẽ làm tăng lượng tiền cung cấp. Thực tế, nới lỏng định lượng chỉ được thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.
Tác động lãi suất lên nền kinh tế
Để kích thích nền kinh tế, ECB sẽ hạ mức lãi suất xuống. Và nếu đang cố gắng kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ tăng lãi suất.
Việc hạ lãi suất sẽ kích thích tới nền kinh tế theo một số cách như:
- Lãi suất thấp sẽ kích thích doanh nghiệp vay tiền và đầu tư nhiều vào các dự án.
- Khi lãi suất thấp, thị trường chứng khoán được chiết khấu ở mức thấp hơn. Điều đó dẫn đến sự tăng giá trị của thị trường chứng khoán và gây ra hiệu ứng của cải. Hiệu ứng của cải cho thấy mọi người sẽ chi tiêu nhiều hơn khi thu nhập của họ tăng.
Những yếu tố tác động đến lãi suất ngân hàng ECB
Lạm phát
Lạm phát cao sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng và đặc biệt là tác động nặng nề tới những nhóm người nghèo nhất trong nền kinh tế. Và đây cũng chính là lý do khi lạm phát tăng cao, Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ có những chính sách can thiệp kịp thời. Để kìm phát lạm phát tăng cao, ECB sẽ tăng lãi suất.
Trong tháng 10/2022, tỷ lệ lạm phát tại Eurozone tăng lên 10.7%. Chính vì vậy, ngày 27/10/2022, Ngân hàng ECB đã quyết định tăng lãi suất chủ chốt thêm 0.75% lên 2% để chống lạm phát.
Tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế
Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, ngân hàng ECB sẽ tạo điều kiện cho người dân thanh toán nghĩa vụ nợ của họ bằng cách giảm lãi suất xuống.
Tăng trưởng kinh tế cũng là yếu tố tác động đến lãi suất ngân hàng ECB. Để kích thích tăng trưởng kinh tế, ECB sẽ hạ lãi suất thấp xuống.
Trên đây là giải đáp toàn bộ thông tin về ECB là gì. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ECB là cơ quan nào!