Kinh tế | 24/12/2021

Hậu quả của lạm phát – Làm thế nào để lạm phát không “bào mòn” túi tiền của bạn?

Nhiều bạn đã từng nghe nói về lạm phát rất nhiều nhưng vẫn chưa thực sự hiểu hậu quả mà nó gây ra. Một trong những hậu quả lớn nhất của lạm phát đó chính là làm cho đồng tiền bị mất giá. Nói cách khác, tiền trong túi của bạn sẽ tự nhiên mất dần mất dần giá trị theo thời gian. Vậy, hậu quả của lạm phát là gì? Làm thế nào để giảm thiểu được những hậu quả của lạm phát? Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Cùng tìm hiểu về hậu quả của lạm phát
Cùng tìm hiểu về hậu quả của lạm phát

Lạm phát là gì?

Để nghiên cứu về những hậu quả của lạm phát thì đầu tiên bạn phải hiểu định nghĩa của cụm từ này. Lạm phát là chỉ số đo lường mức tăng giá chung của các loại hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Hiểu một cách đơn giản, lạm phát chính là sự mất giá của đồng tiền. 

Các mức độ của lạm phát

Do ảnh hưởng của từng mức độ lạm phát là khác nhau nên người ta phân ra 3 mức độ lạm phát cơ bản. Đó là:

  • Lạm phát vừa phải: Dưới 10%, không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế.
  • Lạm phát phi mã: Từ 10% đến dưới 1000%, gây nên tình trạng giá cả tăng nhanh. Từ đó làm biến động thị trường và nền kinh tế.
  • Siêu lạm phát: Trên 1000%, là tình trạng giá cả tăng đột biến và rất khó kiểm soát, ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế nói chung. 

Hậu quả của lạm phát

Lạm phát xảy ra ở mức độ cao sẽ gây ra những hậu quả cực kỳ to lớn. Như đã đề cập ở trên, có 3 mức độ lạm phát điển hình. Đó là lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát. Ngoại trừ lạm phát ở mức độ thấp, vừa phải có tác động tích cực đến phát triển kinh tế. Các loại lạm phát còn lại như phi mã và siêu lạm phát đều ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, trường hợp siêu lạm phát rất hiếm khi xảy ra. 

Lạm phát gây ra những hậu quả gì?
Lạm phát gây ra những hậu quả gì?

Một số hậu quả cơ bản mà lạm phát gây ra có thể kể đến như:

Đồng tiền bị giảm giá trị

Với một mức thu nhập tương tự nhưng nếu lạm phát xảy ra thì đồng tiền sẽ bị mất giá. Sức mua đến từ mức thu nhập theo đó cũng sẽ giảm đi. Hay nói cách khác, bạn sẽ mua được ít hàng hóa hơn trước kia mặc dù vẫn tốn số tiền như cũ. 

Ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh

Khi giá các mặt hàng tăng thì chắc chắn chi phí sản xuất cũng sẽ tăng theo. Từ đó, quá trình kinh doanh sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn, quy mô dần dần giảm sút. Cơ cấu nền kinh tế cũng bị mất cân đối. Chi phí tăng, doanh thu giảm dẫn tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không tốt. Bức tranh ảm đạm này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư sẽ không tiếp tục rót tiền. Điều này có thể sẽ dẫn tới hiệu ứng domino làm ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

Gây rối loạn kinh tế xã hội

Người dân sẽ ngại giữ tiền khi lạm phát xảy ra. Bởi vì giữ tiền càng nhiều thì đồng nghĩa sẽ bị mất nhiều tiền hơn do tiền giảm giá trị. Từ đó, họ thường có xu hướng tích trữ vàng, hàng hóa,… và làm mất cân bằng thị trường, rối loạn kinh tế xã hội. Mức độ lạm phát càng cao thì ảnh hưởng này sẽ càng lớn và rõ rệt. 

Tín dụng bị đóng băng

Khi lạm phát càng tăng cao thì lãi suất thực ở ngân hàng sẽ bị giảm xuống. Ví dụ tỷ lệ lạm phát là 10% nhưng lãi suất ngân hàng chỉ có 7%. Thì như vậy, lãi suất thực mà bạn nhận được từ ngân hàng chỉ là -3%. Từ đó dẫn đến người ta sẽ không ưu tiên gửi tiền ở ngân hàng nữa. Bởi vì nó không có lợi. Khả năng thanh khoản của ngân hàng lúc này sẽ trở nên yếu kém. Và có thể gây nên khủng hoảng hệ thống tiền tệ tín dụng. 

Làm thế nào để lạm phát không “bào mòn” túi tiền của bạn?

Cách chống lại lạm phát?
Cách chống lại lạm phát?

Từ những hậu quả của lạm phát đã đề cập ở trên, ta thấy rằng việc đồng tiền bị mất dần giá trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi người. Việc kiểm soát lạm phát phụ thuộc vào Chính phủ là chính. Vì thế, để có thể “sống chung” với lạm phát mà không bị nó “bào mòn” túi tiền, bạn cần phải đầu tư ngay bây giờ. 

Chỉ có cách đem tiền đi đầu tư với mức sinh lời cao hơn tỷ lệ lạm phát, bạn mới có thể bảo toàn được tài sản của mình theo thời gian mà thôi. Có nhiều hình thức và lĩnh vực để bạn đầu tư. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn loại hình phù hợp với hiểu biết của mình nhất để việc đầu tư trở nên hiệu quả hơn. 

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của DNSE về các hậu quả của lạm phát nói chung. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để áp dụng trong việc đầu tư và không để lạm phát ảnh hưởng đến tài sản của mình. Nhớ ghé thăm DNSE thường xuyên để cập nhật nhiều kiến thức thú vị hơn trong thời gian tới bạn nhé. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lê Thanh Thảo

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan