Phân tích kỹ thuật | 11/10/2022

Vùng hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán – Cách tìm điểm mua bán hợp lý

Trong đầu tư chứng khoán, điểm mua bán là quan trọng nhất. Bởi vì đó chính là điểm quyết định bạn thành công hay thất bại. Mua bán cổ phiếu trong vùng hợp lý thì bạn sẽ thành công. Vậy làm sao để biết vùng nào là hợp lý để mua bán. Hỗ trợ và kháng cự chính là thứ bạn cần phải biết. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hỗ trợ kháng cự dưới bài viết này.

Hỗ trợ kháng cự là gì? Cách dùng vùng hỗ trợ kháng cự để lướt sóng – Học viện Bò và Gấu

Vùng hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán là gì?

Vùng hỗ trợ

Vùng hỗ trợ là vùng giá mà tại đó giá cổ phiếu được “hỗ trợ” không giảm thêm. Tại vùng giá này, cổ phiếu có thể sẽ chuyển động chậm lại và đảo chiều tăng giá. Khi mức giá giảm xuống vùng hỗ trợ, nhiều nhà đầu tư đã chờ sẵn để giải ngân ở vùng giá; khi đó cổ phiếu có lực cầu cao đột ngột khiến cổ phiếu đảo chiều tăng giá. 

Tùy vào vùng giá hỗ trợ là mạnh hay yếu, cổ phiếu sẽ có xu hướng vận động khác nhau. Tại vùng giá hỗ trợ mạnh, cổ phiếu có thể sẽ đảo chiều bật tăng. Ngược lại, tại vùng yếu hơn, có thể cổ phiếu sẽ giảm phá vỡ vùng hỗ trợ và tiếp tục xu hướng giảm trước đó.

Vùng kháng cự

Vùng kháng cự là vùng giá mà tại đó giá cổ phiếu bị “chặn lại” khó tăng cao hơn. Tại vùng giá này, cổ phiếu sẽ tăng chậm hơn và có thể sẽ đảo chiều giảm giá. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ở vùng giá dưới đã chờ đợi giá tăng gần vùng kháng cự để bán ra; lúc này lực cung cổ phiếu tăng nhanh làm nến giá đảo chiều giảm mạnh.

Hoặc có thể trong trường hợp những cổ phiếu mạnh, đến vùng kháng cự thì nến giá sẽ tăng giảm nhẹ để tích lũy và có thể bật tăng để phá kháng cự và tiếp tục tăng; khi đó, mức kháng cự ban đầu sẽ trở thành vùng giá hỗ trợ cho cổ phiếu trong trường hợp đảo chiều giảm. 

Ý nghĩa vùng hỗ trợ kháng cự

Vùng giá hỗ trợ và kháng cự có ý nghĩa quan trọng giúp nhà đầu tư mua bán thành công.

  • Đây cũng là nền tảng cơ bản cho bất kỳ ai đầu tư chứng khoán. Hiểu được hai vùng giá này sẽ có cơ hội thành công khi đầu tư chứng khoán.
  • Cả hai vùng giá là xác định dấu mốc tâm lý của nhà đầu tư. Họ sẽ giao dịch khi nến giá chạm một trong hai vùng giá.
  • Đây cũng là vùng giá để nhà đầu tư chốt lời, cắt lỗ hiệu quả. Thông thường, nhà đầu tư đặt nguyên tắc cắt lỗ là 7%, nhưng cũng nhiều người lựa chọn cắt lỗ khi cổ phiếu đã thủng vùng hỗ trợ.

Cách xác định vùng hỗ trợ kháng cự

Hỗ trợ kháng cự là vùng mà nến giá vận động trong phạm vi

Để xác định vùng giá này, chúng ta xác định vùng mà nến giá vận động. Như hình minh họa, vùng mà nến giá dao động nhiều nhưng không thể phá vỡ hai đầu; ở trên chính là kháng cự và ở dưới là hỗ trợ. 

Xác định hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán
Xác định hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán

Sử dụng đường xu hướng

Đường xu hướng cũng có công dụng xác định vùng hỗ trợ và kháng cự cho nến giá. Nến giá khi phá vỡ đường xu hướng ở trên, cũng tương tự như việc phá vỡ đường kháng cự. Tương tự, khi phá vỡ đường phía dưới, nến giá cũng đã thủng giá hỗ trợ này.

Xác định hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán với trendline
Xác định hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán với trendline

Sử dụng đường trung bình động

Đường MA (đường trung bình động) cũng xem như một công cụ xác định điểm mua bán giống hỗ trợ và kháng cự. Chúng ta chỉ mua khi nến giá chạm đường MA nằm phía dưới, tương tự như việc chạm hỗ trợ; cũng vậy, chúng ta chỉ bán khi nến giá chạm MA nằm trên nến giá, giống như việc chạm vùng kháng cự.

Xác định hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán với MA
Xác định hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán với MA

Cách vẽ vùng hỗ trợ kháng cự

Đầu tiên để vẽ hai mốc giá này, chúng ta xác định các mốc giá cổ phiếu.
Để vẽ vùng kháng cự, chúng ta xác định các mốc giá mà cổ phiếu tạo đỉnh và giảm; khoảng cách các đỉnh khá gần nhau; nối các đỉnh này lại bằng một đường thẳng, chúng ta có được vùng giá kháng cự. 

Cách vẽ hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán
Cách vẽ hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán

Tương tự vậy, để vẽ vùng giá kháng cự, chúng ta xác định các mốc giá cổ phiếu tạo đáy và hồi phục; khoảng cách các đáy khá gần nhau; nối lại bằng một đường thẳng, chúng ta sẽ xác định được vùng giá hỗ trợ.

Khoảng cách các đáy càng xa, mức giá đáy gần như bằng nhau và được nối từ 3 đáy trở lên; đây chính là vùng giá hỗ trợ trung và dài hạn, tùy vào khoảng cách thời gian. Tương tự vậy, chúng ta cũng xác định được các vùng giá kháng cự trung và dài hạn.

Ứng dụng ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong đầu tư chứng khoán

Hai vùng giá trên được ứng dụng hiệu quả vào việc xác định điểm mua bán cổ phiếu. 

Tại mức kháng cự, nhà đầu tư nên cân nhắc những phương án sau:

  • Bán bớt số lượng cổ phiếu đang nắm giữ 70-85% cổ phiếu đảm bảo lợi nhuận.
  • Hoặc tìm hiểu câu chuyện doanh nghiệp, lên kế hoạch tiếp tục nắm giữ nếu tốt, chỉ bán 50-60%.
  • Cơ cấu bán toàn bộ cổ phiếu và sẽ mua vào khi giảm mạnh ở mức giá hợp lý.
  • Nhà đầu tư có thể mua lại khi cổ phiếu đã phá vỡ kháng cự với khối lượng lớn; nếu muốn an toàn nên đợi cổ phiếu kiểm định lại vùng giá đã phá vỡ trước đó.

Tại mức hỗ trợ, nhà đầu tư có thể tham khảo hướng giao dịch sau:

  • Mua thăm dò cổ phiếu khi đã về mức giá hỗ trợ an toàn (trung hạn); nếu ngắn hạn chỉ giải ngân 20-30%.
  • Mua khi xảy ra phiên wash out và về gần khu vực hỗ trợ đã nói trên.
  • Nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu khi nến giá phá vỡ vùng hỗ trợ; lúc này nên đợi nến giá cân bằng và kiểm định lại vùng vừa phá vỡ. 
  • Không nhất thiết phải mua ở những vùng giá hỗ trợ yếu (ngắn hạn) vì rủi ro khá cao. Khi thị trường tiêu cực, mức hỗ trợ dễ bị phá vỡ; lúc đó mức giá hỗ trợ khi trước trở thành mức kháng cự cho cổ phiếu sau này. 

Kết luận

Bài viết trên hy vọng đã cung cấp nhiều kiến thức cho bạn về hỗ trợ và kháng cự. Khi nắm rõ phương thức giao dịch nhờ hỗ trợ và kháng cự, bạn sẽ dễ dàng giao dịch hơn. Hãy thường xuyên cập nhật kiến thức đầu tư trên DNSE nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

DNSE Team

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan