Chứng khoán | 30/06/2022

Khớp lệnh là gì? Các loại, thời gian & nguyên tắc của khớp lệnh

Hiểu về khớp lệnh chính là bài học vỡ lòng của bất kỳ ai khi muốn tham gia vào thị trường chứng khoán. Bài viết dưới đây, DNSE sẽ cung cấp thông tin để bạn hiểu được khớp lệnh là gì với những ví dụ đơn giản nhất.

Khớp lệnh là gì?

Khớp lệnh là gì?
Giao dịch khớp lệnh chứng khoán là gì?

Khớp lệnh là việc thực hiện xong thỏa thuận giữa bên mua và bên bán chứng khoán trên bảng giao dịch điện tử. Lệnh của nhà đầu tư sẽ được khớp với nhau theo mức giá phù hợp và tuân thủ các nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh của thị trường.

Nguyên tắc khớp lệnh

Cùng lúc trên trên thị trường mỗi ngày có hàng nghìn lệnh mua bán được đặt. Vậy lệnh nào sẽ được ưu tiên thực hiện trước? Bạn cần lưu ý quy tắc thứ tự ưu tiên 3 loại khớp lệnh sau.

Thứ nhất: ưu tiên về giá

Lệnh mua có giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước. Lệnh bán có giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.

Ví dụ 1: cột “Bên mua” hiển thị các mức Giá 1, Giá 2, Giá 3 (Giá 1 > Giá 2 > Giá 3) kèm khối lượng đặt mua tương ứng. Những lệnh mua ở Giá 1 luôn được ưu tiên khớp trước, sau đó đến Giá 2 và Giá 3.

Ví dụ khớp lệnh ưu tiền về giá cao hơn
Ví dụ: Trật tự ưu tiên khớp lênh về giá cao hơn

Giá khớp lệnh của cổ phiếu ACB hiện tại là 23.95, Giá ưu tiên mua 1 là 23.75. Nếu có lệnh bán nhỏ hơn hoặc bằng giá 23.75 thì những lệnh mua giá 23.75 sẽ được ưu tiên khớp trước.

Ví dụ 2: Cột Bên bán hiển thị các mức Giá 1, Giá 2, Giá 3 (Giá 1< Giá 2 < Giá 3) kèm khối lượng đặt mua tương ứng. Những lệnh bán ở Giá 1 luôn được ưu tiên khớp trước, sau đó đến Giá 2 và Giá 3.

Ví dụ khớp lệnh ưu tiên về giá thấp hơn
Ví dụ: Trật tự ưu tiên khớp lệnh về giá thấp hơn

Giá khớp lệnh của cổ phiếu ACB hiện tại là 23.95, Giá ưu tiên bán 1 là 23.95. Nếu có lệnh mua lớn hơn hoặc bằng giá 23.95 thì những lệnh bán giá 23.95 sẽ được ưu tiên khớp trước.

Thứ hai: ưu tiên về thời gian 

Với các lệnh có cùng mức giá, hệ thống sẽ ưu tiên thực hiện lệnh nào nhập vào trước.

Thứ 3: ưu tiên về khối lượng 

Nếu giá và thời gian như nhau, hệ thống sẽ ưu tiên thực hiện lệnh có khối lượng lớn hơn.

Các loại khớp lệnh trong chứng khoán

Các loại khớp lệnh trong giao dịch chứng khoán
Các loại khớp lệnh trong giao dịch chứng khoán

1. Khớp lệnh định kỳ

Với khớp lệnh định kỳ, hệ thống sẽ so khớp các lệnh mua bán tại một thời điểm. Sau đó tìm ra mức giá mà tại đó khối lượng giao dịch lớn nhất. Các sở giao dịch chứng khoán thường sử dụng khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa (ATO) và giá đóng cửa (ATC).

Lệnh ATO và ATC có nghĩa là bạn sẵn sàng mua/bán bằng mọi giá tại phiên khớp lệnh định kỳ. Do đó, lệnh ATO hoặc ATC luôn có thứ tự ưu tiên khớp cao nhất.

2. Khớp lệnh liên tục

Khớp lệnh liên tục thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống. Các loại lệnh trong phiên khớp lệnh liên tục gồm: lệnh LO (lệnh giới hạn) và lệnh MP (lệnh thị trường). Ngoài ra trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) còn có thêm các lệnh MOK, MAK, MTL, PLO,… 

3. Khớp lệnh thỏa thuận

Bên cạnh hai phương thức khớp lệnh chính còn có khớp lệnh thỏa thuận. Khớp lệnh thỏa thuận là phương thức trong đó bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch. Thông tin giao dịch sẽ được nhập vào hệ thống đăng ký để xác nhận.

Thời gian các phiên khớp lệnh 

Thời gian các phiên khớp lệnh chứng khoán cơ sở được quy định như sau.

Thời gian khớp lệnh
Giờ giao dịch chứng khoán

Khớp lệnh là thuật ngữ quen thuộc với các trader trên thị trường chứng khoán. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích cho các bạn muốn tìm hiểu và giao dịch chứng khoán trực tuyến. Và đừng quên ghé thăm DNSE để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính – chứng khoán nhé.

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Phuong Thanh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan