Kiến thức tổng quan | 16/12/2022

Khủng hoảng tín dụng là gì? Đặc điểm thời kỳ khủng hoảng tín dụng

Khủng hoảng tín dụng là sự cố của hệ thống tài chính do sự gián đoạn đột ngột và nghiêm trọng của quá trình dịch chuyển dòng tiền mặt gây ra. Khủng hoảng tín dụng có thể xem là khởi đầu của suy thoái kinh tế toàn cầu. Vậy khủng hoảng tín dụng là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về khủng hoảng tín dụng nhé!

Khủng hoảng tín dụng là gì?
Khủng hoảng tín dụng là gì?

Khủng hoảng tín dụng là gì?

Khủng hoảng tín dụng (Credit Crisis) là sự cố của hệ thống tài chính gây ra do sự gián đoạn đột ngột và nghiêm trọng của quá trình dịch chuyển dòng tiền mặt. Một ngân hàng thiếu tiền mặt để cho vay là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng tín dụng.

Không thể nói khủng hoảng tín dụng kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu. Mà khủng hoảng tín dụng chính là khởi đầu của suy thoái kinh tế toàn cầu. Bởi vì mọi hoạt động của các thị trường khác đều chịu sự chi phối của thị trường tài chính.

Đặc điểm của thời kỳ khủng hoảng tín dụng

Đặc điểm của thời kỳ khủng hoảng tín dụng
Đặc điểm của thời kỳ khủng hoảng tín dụng

Luôn có một nguyên nhân “châm ngòi” cho thời kỳ khủng hoảng tín dụng bùng nổ. Khủng hoảng tín dụng xảy ra trước hết là đến từ người đi vay. Nếu như không có các khoản thanh toán vay nợ từ người đi vay, ngân hàng thiếu tiền mặt. Sau đó, ngân hàng sẽ phải tập trung đến việc thực hiện cho vay các khoản vay mới.

Để duy trì các hoạt động diễn ra bình thường, ngân hàng cần phải có dòng tiền. Do đó, ngân hàng sẽ đẩy mạnh thị trường cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, khi này ngân hàng đã tự trở thành một rủi ro tín dụng và những nhà cho vay khác sẽ cắt giảm cho vay.

Khi cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc, dòng chảy các khoản vay ngắn hạn sẽ bắt đầu gián đoạn. Mà phần lớn cộng đồng doanh nghiệp hoạt động sẽ nhờ vào khoản vay này. Khi dòng chảy cho vay cạn dần, toàn bộ hệ thống tài chính đều bị ảnh hưởng. Trong trường hợp xấu nhất là khách hàng bị gián đoạn dòng tiền, họ sẽ quyết định đi đến ngân hàng để rút tiền cho đến khi ngân hàng không còn tiền mặt.

Trong điều kiện toàn cầu hóa, khủng hoảng tín dụng thường bắt nguồn từ các nước lớn, những nước vay nợ nước ngoài lớn để nhập khẩu hàng hóa. Và sau đó là đến các nước xuất khẩu, khi mà các nước lớn không còn muốn nhập khẩu hàng hóa nữa.

Cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2007-2008

Nhìn lại cuộc khủng hoảng tín dụng đi vào lịch sử năm 2008
Nhìn lại cuộc khủng hoảng tín dụng đi vào lịch sử năm 2008

Nền kinh tế toàn cầu thất thoát khoảng 4.500 tỷ USD vào năm 2009 là một trong những hậu quả do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 gây ra. Các chuyên gia kinh tế nhận định, khủng hoảng năm 2008 là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử tính từ cuộc khủng hoảng năm 1930. Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ nhà đất tại Mỹ. 

Ngày 15/09/2008, Lehman Brothers Holdings nộp đơn xin phá sản sau 158 năm hoạt động. Cũng trong ngày đó, tập đoàn lớn tại Mỹ Merrill Lynch tuyên bố sáp nhập với Bank of America. Nguyên nhân dẫn tới quyết định là do thua lỗ bởi cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở. Trước đó, Bear Stearns cũng đã được bán cho JP Morgan vào tháng 3/2008 với nguyên nhân tương tự.

Ngày 19/9/2008, Chính phủ Mỹ đưa ra kế hoạch cứu trợ với trị giá 700 tỷ USD để mua lại các khoản vay thế chấp thanh khoản yếu và những tài sản khác có liên quan đến nợ xấu của ngân hàng, tập đoàn tài chính. Tuy nhiên, khi kế hoạch trợ cấp này chưa được Quốc hội Mỹ thông qua, những chỉ số chứng khoán chủ đạo của Mỹ đã sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1987. Thậm chí chỉ trong vòng 1 ngày, thị trường chứng khoán Mỹ đã “bốc hơi” tới 1.100 tỷ USD.

Xem thêm: Nhìn lại Khủng hoảng kinh tế năm 2008 – Cơ hội tái diễn sau hơn một thập kỷ?

Kết luận

Trên đây là giải đáp toàn bộ thông tin về khủng hoảng tín dụng là gì. Hy vọng những chia sẻ ở bài viết mang tới cho quý vị độc giả nhiều thông tin bổ ích! Đừng quên truy cập DNSE thường xuyên để cập nhật những kiến thức, tin tức thị trường tài chính mới nhất nhé!

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Linh

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan