Kinh tế | 10/04/2022

Lãi suất chiết khấu là gì? Loại chiết khấu này có ảnh hưởng như thế nào?

Lãi suất chiết khấu là một thuật ngữ khá quen thuộc với những người quan tâm và làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì càng hiểu rõ hơn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều người đang thắc mắc và băn khoăn về thuật ngữ có tính chuyên môn cao này. Nếu bạn là một trong số đó thì hãy tìm hiểu về định nghĩa này qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là lãi suất chiết khấu?

Tìm hiểu về lãi suất chiết khấu
Tìm hiểu về lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà Ngân hàng Trung ương – NHTW (Ngân hàng Nhà nước) tính trên các khoản cho vay đối với các ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu dòng tiền ngắn hạn hoặc bất thường của họ. Việc điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền. 

Điều này có nghĩa là các ngân hàng thương mại sẽ phải vay tiền từ Ngân hàng Trung ương để hoạt động. Đây là lúc tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng không đủ hoặc không được đảm bảo ở mức an toàn. Vì vậy, các ngân hàng thương mại sẽ xem xét vay tiền của ngân hàng trung ương nhằm đề phòng trường hợp khách hàng muốn rút tiền. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu lãi suất chiết khấu đơn giản như một công cụ trong chính sách tiền tệ. Đây là một căn cứ quan trọng giúp ngân hàng nhà nước điều chỉnh lượng cung tiền trên thị trường và số tiền mặt dự trữ đối với ngân hàng thương mại. 

Lãi suất chiết khấu có ảnh hưởng như thế nào?

Đối với Ngân hàng thương mại

Tỷ lệ chiết khấu do Ngân hàng Trung ương thiết lập có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại (NHTM). Cụ thể, tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng. Nó là cơ sở giúp các NHTM quyết định giữ tiền mặt cao hơn hay chỉ bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. 

Các NHTM luôn so sánh tỷ lệ chiết khấu với thị trường. Nếu lãi suất chiết khấu càng cao thì ngân hàng không thể dự trữ tiền ở mức tối thiểu bằng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Lý do là vì nếu vậy, khi thiếu tiền dự trữ, NHTM buộc phải vay tiền từ NHTW để bù vào khoản dự trữ thiếu. 

Trong trường hợp lãi suất chiết khấu cao hơn thị trường, số tiền NHTM thu được từ các hoạt động cho vay cũng không thể bù được số tiền mà NHTM phải trả cho NHTW để vay tiền, bổ sung dự trữ. Đặc biệt, các ngân hàng cũng có xu hướng tăng dự trữ tiền mặt hơn để đảm bảo không xảy ra rủi ro khi khách hàng rút tiền.

Ngược lại, nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn so thị trường thì ngân hàng có thể tự do cho vay, chỉ dự trữ tiền mặt ở tỷ lệ bắt buộc. Đơn giản bởi vì, nếu thiếu thanh khoản ở thời điểm đó, các ngân hàng hoàn toàn có thể vay ngân hàng nhà nước với mức lãi suất “nhẹ nhàng” mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.

Đối với Ngân hàng Nhà nước

Tác động của chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại là quá rõ ràng. Tuy nhiên, quan trọng hơn, đây còn là công cụ hữu hiệu của Ngân hàng Nhà nước. Chính Ngân hàng Trung ương sẽ ấn định tỷ lệ chiết khấu để điều tiết lượng tiền cung ứng. Như vậy, nếu ngân hàng muốn tăng cung tiền thì sẽ giảm lãi suất. Ngược lại, nếu ngân hàng muốn giảm cung tiền thì sẽ tăng lãi suất. Đơn giản bởi vì khi lãi suất tăng, các ngân hàng thương mại sẽ giảm cho vay và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm cho cung tiền trên thị trường giảm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu

Tỷ lệ chiết khấu do Ngân hàng Trung ương xác định. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định lãi suất chiết khấu, bao gồm:

Yếu tố lạm phát

Lạm phát được hiểu là sự gia tăng chung của mặt bằng giá cả hàng hóa/ dịch vụ và sự mất giá của một loại tiền tệ nhất định theo thời gian. Khi lạm phát xảy ra, nó có khả năng ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Trong số đó, tác động đầu tiên của lạm phát là ảnh hưởng đến lãi suất, bao gồm cả tỷ suất chiết khấu.

Để vượt qua suy thoái kinh tế, Ngân hàng Trung ương thường có xu hướng hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng tín dụng (nới lỏng tiền tệ) của các ngân hàng thương mại. Ngược lại, để kiểm soát lạm phát, các ngân hàng trung ương thường nâng lãi suất để hạn chế lượng cung tín dụng đưa vào nền kinh tế. 

Như vậy, khi lạm phát dự đoán tăng thì lãi suất chiết khấu cũng tăng. Ngược lại, khi lạm phát dự đoán giảm thì tỷ lệ chiết khấu cũng giảm.

Lượng cung và cầu tiền tệ trên thị trường

Cung tiền là tổng số tiền trên thị trường được sử dụng để thanh toán cho các giao dịch. Chính phủ sẽ trực tiếp kiểm soát lượng cung tiền và có những quy định cụ thể về giá trị của đồng tiền. Cầu tiền là nhu cầu sử dụng tiền của các cá nhân, đơn vị, tổ chức dùng làm phương tiện mua bán, trao đổi, giao dịch… 

Khi cung và cầu tiền ở trạng thái mất cân bằng, NHTW sẽ điều chỉnh lệ chiết khấu để ổn định lại. Nếu cung tiền quá nhiều, Nhà nước sẽ tăng lãi suất để giảm lượng tiền lưu thông. Điều này giúp tránh các rủi ro không mong muốn khi cung – cầu mất cân bằng, khiến lạm phát không được kiểm soát hợp lý.

Lời kết

Thông qua các chia sẻ ở trên, DNSE hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn rõ về thuật ngữ lãi suất chiết khấu. Khái niệm hữu ích này rất quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Mong rằng bạn sẽ áp dụng những kiến thức này trong việc kinh doanh cũng như đầu tư của mình trong thời gian tới. 

ads-3
share facebook
Author

Tác giả:

Lê Thanh Thảo

Đã đóng góp: 1 bài viết

Bài viết liên quan